Đề bài:
Bàn về thơ, nhà phê bình văn học người Nga, Bi-ê-lin-xki (1811 - 1848) cho rằng: "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật". Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy phân tích và làm sáng tỏ qua các tác phẩm thơ đã học trong sách Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một
Bài làm:
“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa”
(Chế Lan Viên)
Thơ ca hiện hữu giữa cuộc đời như một phần thiêng liêng, gắn bó máu thịt, tưới tắm những tâm hồn, chảy trôi trong sự sống, thơ quen thuộc, gần gũi như hơi mà sống động, tươi mới như linh hồn, nhập hòa vào lòng người và cuộc đời, tươi mới như linh hồn, nhập hòa vào lòng người và cuộc đời mà nhịp lên những âm vang thăm thẳm. Thơ và đời, nghệ sĩ và bạn đọc là những mối dây, liên hệ tri âm, đồng điệu muôn đời đẹp đẽ. Bàn về thơ, nhà phê bình văn học người Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
Muôn đời nay, thơ làm bạn với con người, chở đi những “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” (Tố Hữu), thơ gần gũi và thân thiết như mẹ hiền như người yêu, lắng nghe những “niềm vui, đau buồn” của con người, thầm lặng sẻ chia, lắng nghe, thâu hiểu. Tiếng nói của thơ ca là tiếng nói “đồng ý, đồng chí, đồng tình” (Tố Hữu), thơ lặn sâu vào hồn người mà khơi dậy những dòng chảy dạt dào của cảm xúc. Con người đến với thơ ca để đi tìm chính mình, trở về với lòng mình. Cảm xúc, tình cảm của con người chính là đặc điểm nội dung, chức năng thẩm mĩ đẹp đẽ nhất của thơ ca. Những “niềm vui, đau buồn” của con người chuyển hóa thành nụ cười, nước mắt trong thi ca. Cảm xúc lai láng chảy trôi trên từng lời thơ, con chữ chính là cầu nói tri âm của những tấm lòng đi tìm tấm lòng. Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, lấy điểm tựa là thế giới nội cảm cúa nhà thơ trước cuộc đời. Trong thơ, tình cảm được nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống, những rung động chân thành hồn nhiên nhát. Xúc cảm của nghệ sĩ, những “niềm vui, đau buồn” trong thơ phải được bắt nguồn từ sự sống, thơ ca phải ấm nồng hơi thở của cuộc đời. Chỉ khi người nghệ sĩ lắng nghe những thanh âm của cuộc đời bằng tất cả tấm lòng mình, thu nhận những mảnh tâm trạng, cảm xúc muôn màu, muôn vẻ thì tiếng thơ anh ta mới có khả năng “san sẻ niềm vui, chia sẻ đau buồn”. Nếu không bắt nguồn từ cuộc đời, từ nỗi đau của nhân thế, từ nỗi niềm cùa con người thì tiếng thơ của người nghệ sĩ chỉ là vô nghĩa. Không có một nhà thơ nào có thể tự bản thân mình hay do bản thân mình mà thành vĩ đại. Nhà thơ vĩ đại chính là người đau khổ, hạnh phúc đều ăn sâu vào trong xã hội, trong lịch sử.... chỉ có nhà thơ là nhỏ bé mới vì mà đau khổ và đau khổ cho riêng mình” (Biêlinxki). Thơ chỉ mang ý nghĩa cao quý nhất của nó khi là tiếng nói sẻ chia, đồng cảm, “san sẻ niềm vui, chia sẻ đau buồn”. Cái tôi trữ tình trong thơ phải vươn tới tính phổ quát, niềm vui, chia sẻ, đau buồn” trong thơ không chỉ là cảm xúc của một người mà phải là của muôn người. Cảm xúc phải tìm được sự cảm thông, tấm lòng phải tìm được tri kỷ, thơ ca 'khi đó giống như một mối tri âm, đồng điệu đẹp đẽ và cao quý, có chức năng “sẻ chia, san sẻ”. Có khi, thơ là tiếng hét căm thù, là tiếng cười hân hoan, là tiếng ca lao động, giọt nước mắt hạnh phúc,... là tất cả nỗi niềm của con người trần thế. Nhà thơ chọn chính những “niềm vui, đau buồn” của quảng đại quần chúng và “niềm vui, nỗi đau buồn” của mình để viết thành tiếng thơ. Tiếng lòng phải gắn với nỗi đời, chỉ khi gắn bó sâu sắc, nhập hòa tận cùng với con người và cuộc sống, thơ mới rung lên những nhịp cảm xúc vui, buồn, mới có khả năng “sẻ chia nỗi buồn, san sẻ niềm vui”.
Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam thơ văn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài ngườỉ cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh).