Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

I. Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con người và thực tại xã hội đương thời.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Mở bài

- Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phấm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn Vợ nhặt, được in trong tập truyện Con chó xẩu xí (1962). Đây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp nhất về nạn đói năm Át Dậu (1945) của nước ta.

- Trong tác phẩm. Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo vừa thể hiện được giá trị tư tướng, lại vừa thể hiện được giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

2. Thân bài

a. Thế nào là tình huống? Vai trò của tình huống trong một tác phẩm truyện?

- Có thể hiểu, tình huống truyện chính là bối cành, hoàn cảnh (không gian, thời gian, địa điểm, âm thanh, màu sắc... tạo nên câu chuyện).

- Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động; tình huống tầm trạng; tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật; thì tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật; và tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút "giác ngộ” chân lí của nhân vật.

- Tình huống càng độc đáo, mới lạ, càng giúp cho tác phẩm hấp dẫn, ấn tượng, sâu sắc với người đọc.

b. Tình huống truyện của tác phẩm

- Trước hết, Tràng là một người mồ côi cha, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư.

+ Nhà nghèo, anh làm nghề kéo xe bò thuê. Tràng có một ngoại hình xấu xí, thô kệch.

+ Đã thế lại có phần dở người. Lời ăn tiếng nói cũng thô kệch như chính ngoại hình của hắn. Có thể nói, nguy cơ ế vợ đã rõ.

+ Đã vậy, gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đên chuyện dựng vợ, gả chồng thì đột nhiên Tràng có vợ, mà lại có vợ bằng cách nhặt được.

- Trong hoàn cảnh ấy, rõ ràng có vợ cũng có nghĩa là phải thêm một miệng ăn và cũng là đem thêm tai hoạ về cho mình và mẹ, đẩy mau mình và mẹ đến cái chết. Như vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Chính điều này đã làm cho nhiều người ngạc nhiên.

+ Đó là những người dân trong xóm ngụ cư: họ ngạc nhiên, bàn tán, phán đoán rồi họ cùng nghĩ: Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?

+ Còn bà cụ Từ - mẹ Tràng - lại càng ngạc nhiên. Lúc đầu bà lão không hiểu, rồi bà cúi đầu nín lặng với bao tâm sự vui - buồn lẫn lộn Biết rằng chúng nó có nuôi nôi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

+ Nhất là, ngay chính bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ. Thậm chí, sáng hôm sau Tràng cảm thấy êm ái như từ giấc mơ đi ra.

Tóm lại. tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ nhưng lại hợp lí, tạo sức hấp dần và nhiều suy nghĩ cho người đọc.

c. Thái độ của nhà văn

* Với người dân lao động:

- Qua câu chuyện, nhà văn đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khô bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình.

+ Ông xót thương cho dân tộc trước thảm hoạ đói chết người như ngả rạ.

+ Ông cũng ái ngại cho người con gái bị nạn đói cướp đi gần hết (gia đình, nhan sắc, tính cách, tên tuổi,...).

- Không những vậy, nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra khát vọng hạnh phúc và niềm vui khi nhặt vợ của Tràng; cái duyên thầm của thị qua cái liếc mắt với Tràng... Có thể nói:

+ Nhà văn rất trân trọng và tự hào về vẻ đẹp nhân tính của con người lao động nghèo trước thảm hoạ đau thương, chết chóc.

+ Đồng thời nhà văn còn tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động qua hình ảnh của bà cụ Tứ: một người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng nhân hậu và niềm tin vào cuộc sống và đây cũng chính là niềm tin của nhà văn vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

*Với thực trạng xã hội đương thời, thông qua tình huống truyện, nhà vãn lên án và tố cáo tội ác của Nhật - Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thảm họa đói nghèo, chết chóc. Chính chúng đã làm cho giá trị con người trờ thành rẻ rúng như rơm như rác: vợ mà nhặt được.

3.Kết bài

- Có thể nói: Tình huống truyện trong truyện ngắn"Vợ nhặt" thật độc đáo và có ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật sâu sắc.

- Viết về nạn đói. nhưng Kim Lân không dìmg lại ở việc miêu tả bức tranh ảm đạm ấy, mà còn hướng người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo: đó là lòng nhân hậu, sự cưu mang và niềm tin vào cuộc sống.

II. Phân tích tình huống cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thống lí Pá Tra.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Hương phù sa của đời phải chăng là nhụy hoa xây đắp hình tượng nghệ thuật? Trên dải đất hình chữ s có một mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc - hoang vu và ngút ngàn nhưng lại là cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Lật lại vài trang sách ta thấy lấp lánh “hồn Tây Bắc” trong trang thơ Chế Lan Viên, dòng Đà giang “Bắc độc lưu” trong trang văn Nguyễn Tuân,... Đằm sâu trong vẻ đẹp đó ta làm sao có thê quên được Tô Hoài - cây bút ngược dòng về Tây Bắc trong tập Truyện Tây Bắc. Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mà nhà văn Tô Hoài đã dành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ờ với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong Vợ chồng A Phủ không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật của mọt cây bút tài hoa. Đọc Vợ chồng A Phủ, ta không thể quên được chi tiết MỊ cắt dây trói cún A Phủ - một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và đúng như ai đó đã từng nói, khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự cat dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thống lí Pả Tra.
Câu chuyện về Mị, được bắt đầu từ một hình ảnh rất giàu sức gợi: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra, thường thấy có một cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, che củi hay cõng nước dưới khe lén, cô ẩy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự việc đã hiện 34 - ThS. Nguyễn Thành Huân lên rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để độc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí xuất hiện của Mị đã nói lên tất cả, ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa, thậm chí còn như gắn liền với chúng.

Mị vốn là một cô gái con nhà nghèo - nghèo từ trong trứng nghèo ra; Mị trẻ giàu lòng yêu đời, ham sống và có tài thôi sáo hay; Mị còn là một cô gái chăm làm, một người con hiếu thảo... Nhưng, một món “nợ gia truyền” của người nghèo, mà Mị phải “đi tù khổ sai” trong nhà thống lí Pá Tra, dưới hình thức làm con dâu gạt nợ. Biết bao thân phận người dân miền núi, đã bị trả giá băng cả đời người như bởi hình thức cho vay nặng lãi.

Thời gian đầu, khi mới ở “nhà tù Pá Tra”. Mị đau đóm, uất ức, phản ứng quyết liệt. Cớ đến mẩy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Cô không thể chấp nhận làm thân phận nô lệ cho nhà giàu. Nhưng, tất cả đã thành định mệnh nàng Kiều của Nguyễn Du. trước khi dấn thân vào cuộc đời ô nhục, cũng một lần nghĩ đến quên sinh, mà cũng không thoát khỏi kiếp đọa đày mười lăm năm chìm nổi, Mị còn khổ hom, bởi món nợ vẫn còn đây, đổ lên đầu bố già.

Ở địa ngục trần gian nhà thống lí Pá Tra, bao vất vả, cực nhọc nhất đổ lên đầu. Mấy năm sau khi bố già qua đời, MịỊ cũng không nghĩ đến cái chết nữa, bởi vì Ở ỉ âu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tường mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa phải đôi cái tàu ngựa nhà này đến củi tàu ngựa nhà khác, ngựa chi biết việc ăn cò, biết đi làm mà thói. Đời Mị chỉ là công việc nối tiếp nhau, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng cứ thế làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì đi giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nưcmg bè bắp... thêm vào sự đọa đày thể xác ấy còn là ách áp chế về tinh thần mê tín, thần quyền đã hỗ trợ rất đắc lực cho giai cấp thống trị. Nó thực sự là thứ “thuốc phiện tinh thần” như lời Các-Mác nói.

Không chỉ dừng lại ở đó, ở tầng sâu hơn ngòi bút Tô Hoài còn nêu lên một sự thực đau lòng: con người bị áp bức, nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng, kéo dài đến một lúc nào đó, sẽ bị tê liệt cả tinh thần phản kháng. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa thật không ở đâu mạng sống, nhân cách con người bị coi rẻ đến thế! Cũng không ở đâu, con người lại tự mình coi rẻ mình một cách tuyệt vọng như vậy. Mị cam chịu thân phận con rùa trong xó chỉ biết ngồi trong cái buồng kín mít, trông ra cửa sổ vuông mờ mờ trăng trắng, cho đến bao giờ chết thì thôi.

Như đã nói ở phân đầu, Mị có một tuổi trẻ hạnh phúc, một khát khao làm chủ cuộc sống tính cách ấy, phẩm chất ấy không bao giờ chết, nó chỉ tạm thời bị đè nén xuống. Và ngọn gió để thổi bùng lên đốm lửa trong lòng Mị, là hoàn cảnh điển hình: mùa xuân về trên vùng cao: Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ừng, gió và rét rất dữ dội. Dầu trong thời tiết khắc nghiệt, mùa xuân về cũng đem đến cho người dân vùng cao một niềm vui sống, được sức sống của tạo vật và con người như bừng tỉnh: trong các làng Mèo Đò, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên các mõm đủ xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng, lại đôi ra màu đỏ hau, đỏ tham, rồi sang màu tím man mác. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà... Sức mạnh của ngòi bút nhân đạo Tô Hoài không chỉ dừng lại ở tình cảm xót thương Mị, ở sự tố cáo tính tàn bạo của giai cấp thống trị, mà còn ở chỗ nhìn ra con người bên trong của nhân vật. ông đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sâu của tiềm thức nhân vật. cho thấy vẫn còn le lói chút ánh sáng, hơi ấm của niềm ham sống, khát khao hạnh phúc, như lớp tro dày nguội lạnh vẫn còn ủ chút than hồng, lớp than ấy chỉ cần ngọn gió thoáng qua là bùng lên. Tô Hoài đã góp thêm vào truyền thống nhân đạo trong nền văn học dân tộc một tiếng nói có quyền năng và sức tái tạo riêng.

Hoàn cảnh ấy không thể tác động vào tâm hồn Mị. Trong các yếu tố ngoại cảnh của mùa xuân, phải kể đến tiếng sáo: Ngoài đầu núi lấp ì ó đã có tiếng ai thổi sáo rù bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bôi hổi. Như vậy, với Mị, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của tình yêu, khát vọng ham sống. Trong không khí ấy Mị lại được kích động bởi men rượu: Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng hát. Cách uống rượu ấy như báo trước sự nối loạn mà chính Mị cũng chưa ý thức rõ: Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đẩy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sổng về ngày trước. Bằng việc nhớ lại quá khứ. Mị đã vượt qua tình trạng sống “phi thời gian’' lâu nay của mình. Tiếp đó, lòng ham sống trong Mị trỗi dậy mãnh liệt: Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Phản ứng đầu tiên đến trong tâm trí Mị là một ý nghĩ: Nếu có nám lú ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho hết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa... ý nghĩ về cái chết lúc này chính là sự phản kháng quyết liệt với hoàn cảnh. Trong khi ấy, tiếng sáo gọi bạn yêu cứ thôi thúc, quyến rũ Mị. Nó là biểu tượng của sự sống mà bấy lâu nay Mị đã quên, giờ đang trở lại. Tiếng sáo theo sát diễn biến tâm trạng nhân vật. Tiếng sáo từ chỗ là một sự việc của thực tại bên ngoài (lửng lơ bay ngoài đường), đã trở thành sự hiện hữu của đời sống bên trong (rập rờn trong đầu).

Từ những chuyển biến trong suy nghĩ, Mị đã có một hành động thật ý nghĩa Mị đến góc nhà, lấy ong mỡ, xắn một miếng bo thêm vào đĩa đèn cho sáng. Hành động này có ý nghĩa là MỊ đã thắp lên một ngọn đèn, soi rọi cuộc sống tối tăm triền miên của quá khứ. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt, cũng là lúc nó bị vùi dập một cách tàn bạo. A Sử bước vào. thản nhiên xách ra một thúng sợi đay, trói đứng Mị vào cột nhà. Suốt cái đêm bị trói đứng vào cột nhà ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé mãnh liệt giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng và thực tại tàn bạo, lạnh lùng. Lúc mới bị trói, Mị vẫn còn như sống trong tâm trạng mê say với tiếng sáo ngoài kia. Mị như quên mình đang bị trói, quên những đau đớn thế xác, đến nồi trong giây phút khát khao cuộc sống mãnh liệt. Mị đã “vùng bước đi’’. Nhưng thực tế phũ phàng là vòng dây trói đang thít chặt, dẫu mong ước mãnh liệt đến mấy, Mị cũng không vượt qua được. Hai biểu tượng của ước mơ và thực tại hiện ra trong hai âm thanh trái ngược, tiếng sáo gọi bạn yêu tha thiết và tiếng chân ngựa đạp vào vách khô khan. MỊ không nghe tiếng sảo nữa. Chi còn nghe tiếng chăn ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cò. Mị thôn thức nghĩ mình không bằng con ngựa - thực tại phũ phàng đã bóp nghẹt những khát vọng tươi sáng. Ket cục ấy nói lên rằng, chỉ có những phàn kháng tự phát, nhân vật không tự giải thoát cho mình; đồng thời nó cũng hứa hẹn những cuộc nổi loạn trong tương lai của nhân vật.
Sau đêm xuân bị trói đứng, tình cảm u mê của Mị có phần trầm trọng. Trước cảnh A Phủ bị trói đứng, lúc đầu Mị là người hoàn toàn vô cảm, vô hồn. cô vẫn thán nhiên thổi lửa hơ tay. A Phủ có là cái xác chết đứng đấy, với Mị cũng thế thôi. Đôi mat mở trừng trừng của A Phủ chẳng gợi lên cho Mị một điều gì cả. Nhưng như đã nói ở đoạn trên, khát vọng đi theo tiếng gọi tự do hãy còn đó trong tâm hồn Mị. Không phải ngẫu nhiên, hình ảnh ngọn lửa được tác giả lặp đi lặp nhiều lần trong một đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật khá sâu sắc, tinh tế.

Nhưng, cái gì đã khiến Mị trở lại với con người thật cùa mình? Một lần trở dậy, ngọn lửa bập bùng sáng lén, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mat A Phù cũng vừa mờ, một dòng nước mắt lấp lảnh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Chao ôi! nước mắt. Cái giọt đau, giọt khổ ấy đã làm Mị “chợt nhớ lại" việc Mị bị trói đứng năm trước, cũng là nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không lau đi được; Mị lại nhớ đến người đàn bà đã bị trói chết đứng trong nhà này, và A Phủ chỉ đêm nay là chết thôi. Tet năm trước đã thế. lần này, trí nhớ của Mị lại lóe lên một cách vô thức. Và như một phản ứng dây chuyền, nó nối lại ba số phận. Mị không còn sống với ngọn lừa nữa. Lửa vạc đi mà cô không thổi. Mị chìm vào tưởng tượng. Mị nghĩ mình có thể chết thay cho A Phủ. Cô đã đứng lên trong một ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình: Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây trên người A Phủ. Đó là đỉnh cao của đời MỊ và cũng là nơi tập trung giá trị nhân vân. Hành động của Mị, tuy không thể đoán trước nhưng vẫn nằm trong sức sống nội tại nhân vật. Mị nguyện làm rẫy, chịu khổ để trả nợ thay cho bô, đã toan chết để tìm sự giải thoát thì lẽ nào lại không dám chết để cứu một con người vô tội? Nhưng, tính cách Mị có sự họp lí, quy luật mà vẫn gây cho ta sự bất ngờ, ngạc nhiên thú vị. Vừa mới nghĩ đến việc có thể chết thay cho A Phủ, nhưng khi A Phủ chạy đi. Mị đứng lặng trong bóng tối rồi cũng chạy theo. Một kết cấu chặt chẽ: Mị đã cứu A Phủ, thì tại sao lại không tự cứu mình? Và hai người ì ăng lặng đỡ nhau ỉ ao chạy xuống doc núi.

Thực chất, quá trình Mị cất dây trói và chạy theo A phủ là một quá trình tự nhận thức: Nhận thức tại xã hội tàn bạo, lạnh lùng. Mị cứu A Phủ bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chêt một con người vô tội và nhận thức “người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình” cho nên, có thể nói. Mị cắt dây trói cún A Phủ, cũng là Mị đã tự cắt dây trói buộc cô với nhà thong lí Pớ Tra. Điều đó hoàn toàn đúng với lí luận cũng như thực tiễn thời đại. Dòng đầu tiên của tuyên ngôn Đảng Cộng sản F.Angghen từng khẳng định: Lịch sứ loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp, áp bức bóc lột cua giai cap thống trị càng nặng nề, sự vùng lén đau tranh càng mạnh mẽ.

Với nghị lực phi thường và lòng ham sống, Mị đã tìm thấy cuộc sống cho bản thân và dám đấu tranh với những thử thách để rồi vượt qua. Rõ ràng khi xây dựng nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài hoàn toàn có ý thức làm nổi bật sức sống tiềm tàng của Mị ngay trong cảnh ngộ tưởng chừng như buông xuôi cho số phận vì cuộc đời quá cay nghiệt. Đọc Vợ chồng A Phủ ta thấy Mị là bức chân dung tĩnh lặng. Hầu như trong thời gian ở nhà thống lí Mị chỉ nói có vài ba câu. Nhưng ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy, tà một sức sống mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch suổi ngầm trong mát. Tiếp xúc với Vợ chồng A Phủ ta nhớ, ta yêu một cô Mị ở Hông Ngài, càng bị đọa đày đau khổ, càng khát khao sức sổng mãnh liệt để có thể hiểu hơn một cô Mị du kích Phiềng Sa sau này.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.