Phân tích một đoạn bài thơ TâyTiến của Quang Dũng

Có một bài ca không bao giờ quên, là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên... Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn. rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị... tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại.

Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ Cụ Hồ. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất từ cùng thời gian:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng, chúng ta nghĩ ngay đến tác phẩm để đời của ông - Tây Tiến. Bởi lẽ nó đã gắn bó một thời sâu sắc với nhà thơ. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thời kháng chiến chống Pháp được thành lập năm 1947 làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch ở vùng Thượng Lào, trấn giữ một vùng rộng lớn ở Tây Bắc nước ta và biên giới Việt - Lào. Quang Dũng từng là đại đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến nhưng đến đầu năm 1948 vì yêu cầu nhiệm vụ ông chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh - một làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bài thơ. Lúc đầu, ông đặt bài thơ là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi lại thành “Tây Tiến” vì cả bài thơ đã là một nỗi nhớ và chỉ với hai từ “Tây Tiến” cũng đủ gợi lên nỗi nhớ - cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ bài thơ.

Hình tượng con sông Mã mở đầu cho hoài niệm về Tây Tiến như một sự khẳng định âm hưởng hào hùng, bi tráng của những tháng năm Tây Tiến đã không thể phai mờ trong tâm trí không chỉ mỗi người lính Tây Tiến mà của cả dân tộc, của cả đất nước. Con sông Mã đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, cho vẻ đẹp của đoàn binh Tây Tiến. Và Quang Dũng đã để con sông Mã ấy xa dần, xa dần nhưng vẫn chảy suốt bài thơ để khi thì hiện lên thành những con thác chiều chiều oai linh gầm thét, khi lại thành dòng nước lũ với con thuyền độc mộc và cuối cùng là hiện ra một cách đầy đủ trong khúc ca bi tráng của nó khi Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Và phải chăng con sông Mã ấy cũng chính là dòng sông cảm xúc mà Quang Dũng đã từ nó thể hiện bao nhiêu tự hào. cảm phục, nhớ thương đối với những người đồng đội của mình.

Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên, học sinh Hà Nội. Quang Dũng trở thành người lính. Kỉỉ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại rất gần, để ghi nhớ lại, tác giả phải bật lên:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Đó là âm hưởng ngân lên từ những chừ “xa rồi” và chữ “ơi” đầy cảm xúc nhớ thương. Nhà thơ như để tiếng gọi yêu thương “Tây Tiến ơi!” vọng về với một thời gian khổ nhưng nghĩa tình, đầy những hi sinh nhưng cũng đầy những gắn bó, vọng về một miền đất xa xôi, vọng tới những người đồng đội cùa mình dù nằm lại nơi viễn xứ hay đang chiến đấu ở nhũng chiến trường khác nhau. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!, thấm đượm biết bao nỗi nhớ, niềm yêu thương của Quang Dũng. Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than tạo nên sức mạnh lớn. Hình ảnh đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng đến đoàn quân Tây Tiến? Không! Đó là tiếng lòng của tác giả xa rồi Tây Tiến ơi! nhưng tấm lòng thì vẫn tha thiết lắm!

Âm hưởng câu thơ có sức vọng làm cho tiếng lòng của Quang Dũng như xoáy vào tâm hồn người đọc rung theo những xúc cảm do câu đầu mang lại để đến với nỗi nhớ Tây Tiến:

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Thông thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến những kỉ niệm để lại dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi. Bởi rừng núi là nơi xưa kia tác giả cùng đồng đội đã cùng sống, cùng chiến đấu. Rừng núi in đậm bao nồi khổ, bao nhiềm vui nỗi buồn của những người chiến sĩ. Hơn ai hết, tác già là người trong cuộc, tác giả nhớ về rừng núi, những khó khăn gian khổ mà mình đã từng nếm trải. Lời thơ vang lên bàng âm điệu trìu mến. da diết cháy bỏng, tưởng không thế kìm nén nổi như tiếng gọi đối với người tình nhân trong xa cách:

Em buồn em nhớ chao em nhớ Em gọi thầm anh suốt cà ngày.

(Đơn sơ-Xuân Diệu)

Kỉ niệm sống dậy, tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ nồi niềm bâng khuâng nhớ tiếc; nhớ tiếc những tháng ngày hành quân cùng binh đoàn Tây Tiến giữa miền đất Tây Bắc kì vĩ. Nhớ tiếc cái quá khứ chia xa, nhưng giờ đây chỉ còn là hoài niệm. Điệp từ “nhớ” được điệp lại hai lần trong câu thơ bảy chữ như để tô đậm, khắc sâu, gia tăng sắc thái, ý nghĩa cho nhau. Từ “nhớ” thứ nhất hướng về một đối tượng cụ thể (núi rừng Từ “nhớ” thứ hai chỉ tính chất nhớ của nồi lòng. Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? ''Nhớ chơi vơi"! Hình như trong ca dao ta cũng từng bắt gặp: Ra về nhớ bạn chơi vơi. Trước Quang Dũng đã có nhiều người viết hay, viết nhiều về nỗi nhớ: như nhớ bồi hồi, bồn chồn nhớ đôi mắt, nhớ tiếng:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.

(Tương tư chiều - Xuân Diệu)

Với từ “chơi vơi”, một từ láy vừa gợi cảm, vừa gợi hình, nỗi nhớ như bồng có hình dáng chông chênh, bồng bềnh và chênh chao giữa đôi bờ hư thực trong không gian bao la, trong thời gian xa thẳm, bâng khuâng, lửng lơ mà lưu luyến đầy ắp nhớ thương gợi cho người đọc một ấn tượng rất thú vị. Giữa đôi bờ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy vừa bao la, bát ngát lại vừa có chiều sâu. Nó muốn tràn ra không gian đê xoáy vào lòng người. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Chỉ có Quang Dũng với nồi lòng của mình mới có nồi nhớ ấy mà thôi. Với tấm lòng tha thiết thì hẳn nỗi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn toàn có lí. Cũng vẫn sử dụng vần “ơi”, câu thơ có sức lan toả rộng, vần “ơi” lan ra theo nỗi nhớ “chơi vơi” của tác giả.

Từ bức tranh toàn cảnh “chơi vơi” của nỗi nhớ này, hoài niệm như ống kính quay phim làm hiện lên những chặng đường đã qua của đoàn binh Tây Tiến với những địa danh, không phải không có sự lựa chọn một cách kì công, gợi biết bao cảm giác về sự xa xôi hiểm trở như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông. Mường Hịch, Mai Châu... Những địa danh với người đọc thuở ấy còn đầy bí hiểm, hoang sơ, thậm chí nó từng khiến Vũ Quần Phương cho rằng hai chừ “Mường Hịch” nghe như bước chân cọp rậm rịch rình người, còn hai chữ “Mai Châu” tự nó đã ủ sẵn hương thơm của nếp rừng. Mới biết sức gợi tả của các địa danh thôi cũng đã có thế làm lay động trí tưởng tượng của người đọc:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Nỗi nhớ rừng núi bắt đầu bằng những cuộc hành quân. Những cuộc hành quân đi qua và những cuộc hành quân mới lại tiếp nối trong cuộc đời người lính của Quang Dũng. Với những địa danh xa lạ “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”,... đi vào trong lời thơ gợi ra cảnh rừng hẻo lánh, hoang vu hơn. Người lính Tây Tiến đi trong màn sương dữ dội, dày đặc. Sương như lấp cả Sài Khao hay lấp đoàn quân mỏi đang đi. Mặc dù cuộc sống gian khổ không phải là điều nhà thơ chú trọng phác hoạ nhưng trước mắt ta vẫn hiện ra cái khắc nghiệt của rừng núi. Nhà thơ Tố Hữu đã từng có những câu thơ:

Năm mươi sán ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng, chí không mòn.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Tố Hữu mô tả thẳng cảnh sống của người lính. Quang Dũng không làm thế, Quang Dũng chỉ mô tả cái hoang vu, hoang dã của một vùng rừng núi nhưng qua cảnh đó ai cũng hiểu rằng đời lính là như thế đó. Họ sống giữa thiên nhiên như vậy đó. Hơn thể, cần phải nhớ rằng đoàn quân Tây Tiến hầu như toàn là những chàng trai trẻ Hà Nội theo tiếng gọi kháng chiến ra đi, nhiều người còn là học sinh nên cảnh núi rừng càng xa lạ, đáng sợ hơn. Quang Dũng là người trong cuộc sống hiểu tâm lí ấy rất rõ. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh “sương” vào đây để khắc hoạ rõ hơn sự khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về “sương”, Chế Lan Viên cũng đã viết:

Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phù

Nơi nao qua lòng lại chăng yêu thương

Khi ta ờ chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

(Tiếng hát con tàu)

Thiên nhiên Tây Bắc, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp.

Câu thơ trên đọng lại ở chữ “mỏi” như hơi thở nặng nhọc của con người, thì câu thơ dưới, cảm giác mệt mỏi được xóa đi bởi những hình ảnh đẹp lung linh như trong cõi mộng: Hoa về trong đêm hơi. Đây là hình ảnh đầy sáng tạo, một hình ảnh thơ mang đậm tâm hồn một thi nhân. Nó xuất phát từ hiện thực cuộc sống là đoàn người đi phải đốt đuốc trong đêm Tây Bắc mịt mù sương núi. Nhưng với con mắt lãng mạn tinh tế, bằng hàng loạt thanh bằng, Quang Dũng đã nâng thực tê đó lên thành hình ảnh diễn tả trạng thái lâng lâng như sương, như hương, như hoa như hồn người. Thật là một câu thơ rất tài hoa. lãng mạn vẻ đẹp của một Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Người lính như thả hồn vào cõi mộng của đêm hơi giữa núi rừng, tận hưởng hương thơm của hoa rừng. Câu thơ ấy đã xoá đi cái mỏi mệt của đoàn quân Tây Tiến, để đoàn quân tiếp bước.

Tiêp tục cảm hứng lãng mạn tài hoa ấy. khung cảnh núi rừng miền Tây với thác lũ mưa nguồn cùng con đường hành quân cheo leo trên dổc núi, trong sương mờ, bên vực thẳm cứ lần lượt hiện ra như một cuốn phim màu quay chậm, theo bước chân hành quân của người lính:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm tham Heo hút cồn mây sủng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

Miền Tây Tổ quốc xa xôi với đủ núi cao vực thẳm dường như sống dậy trước mắt người đọc. Bốn câu thơ sử dụng nhiều tính từ là từ láy rất tạo hình: “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”... cùng với các điệp từ, điệp ngữ, tiết tấu nhịp điệu, âm thanh... tất cả như để nhấn mạnh hơn sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu, heo hút, điệp trùng và độ cao ngất trời của núi rừng miền Tây Tổ quốc. Dường như dốc nọ nối tiếp dốc kia gập ghềnh thăm thẳm để thử thách lòng nhẫn nại dũng cảm, can trường của người lính. Hình ảnh “khúc khuỷu” làm nên cảm giác hình như con đường đi khó khăn quá! “Dốc thăm thẳm” lại làm cho những khó khăn như nhiều hơn, dài ra theo tính chất “thăm thẳm” của con dốc và trên nhũng đường dốc ấy. Chỉ riêng “heo hút cồn mây” đã gợi một không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng, súng ngửi trời cộng vào cái vẻ đơn độc của những người lính khi đứng giữa đèo cao. Đó còn là hình ảnh những người lính vượt muôn trùng dốc với bao nhiêu vất vả bởi những “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” nhưng đột nhiên lại xuất hiện ở tầm cao đỉnh trời trong tiếng cười lạc quan với chi tiết “súng ngửi trời”. Quang Dũng đã tạo nên một hình ảnh hết sức bất ngờ từ sự tương phản này, hình ảnh “súng ngừi trời”. Từ hình ảnh ấy, người lính hiện ra rất thực, thực với những người lính xuất thân từ học sinh, sinh viên trí thức Hà Nội. Đó là hình ảnh được hiện ra từ cái nhìn của những người lính trẻ thông minh mà tinh nghịch, những người lính đã vượt qua muôn trùng dốc để vươn tới tận trời, để súng ngửi trời. Thiên nhiên chênh vênh dựng đứng là lời thách thức bước chân chinh phục của người lính Tây Tiến. Thời đại đã đem đến cho Quang Dũng không chỉ một liên tưởng lạ lùng, kì thú mà còn là hình tượng thơ hết sức kì vĩ. Khẩu súng cùng với người lính như đang đứng ở đỉnh cao của thời đại gợi ta nhớ tới hình ành người chiến sĩ vệ quốc trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão: Hoành sóc giang san cáp kỉ thu (Thuật hoài). Hình tượng người anh hùng vệ quốc cầm ngang ngọn giáo đứng giữa non sông hoặc người lính trong câu thơ của Tố Hữu:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đinh doc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo.

(Lên Tây Bắc)

Song ở câu thơ của Quang Dũng, người lính thật hồn nhiên và lãng mạn, vừa thật, vừa khái quát, vừa giàu ý nghĩa tượng trưng. Và trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy, chi tiết “súng ngửi trời” như đưa tư thế người lính vượt lên trên sự heo hút hiểm trở của núi rừng. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất tự nhiên, độc đáo và cũng thật khỏe khoắn tinh nghịch. Ta như nghe thấy tiếng cười rũ sạch mọi mệt nhọc gian nan, rũ sạch cả bụi trường chinh trên tấm áo người chiến sĩ. Nhất là từ “ngửi” tạo được một hình ảnh nhân hóa. Mũi súng như đang ngửi để thăm dò, nhận biết, thưởng thức cái hương vị của mây trời. Nhờ đó mà thiên nhiên trở nên gần gũi với con người và người lính được nâng lên một tư thế rất đỗi tự hào. Đó là tư thể chiên thăng của những con người tươi trẻ lạc quan yêu đời trước thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoành tráng. Đúng như Tố Hữu đã viết:

Mấy chàng lính trẻ măng tơ Nghêu ngao gõ hát hát chờ cơm sôi.

Quả thực như đã nói, cho đến “Tây Tiến”, chưa ở đâu trong văn học nước ta, người lính vệ quốc, anh bộ đội Cụ Hồ được đặt ở một tầm cao như vậy. Đó là hình ảnh người lính vượt những đỉnh cao nghìn thước không chỉ là đỉnh cao của thiên nhiên mà còn là đỉnh cao của những khó khăn, thử thách nhưng tâm hồn vẫn thảnh thơi, vẫn mơ mộng khi để lòng trải ra mênh mông giữa khung cảnh. Tuy nhiên cần phải thấy thơ Quang Dũng có một đặc điêm rất nổi bật, bao trùm, đó là những hình ảnh tương phản có giá trị nâng đỡ lẫn nhau về mặt cảm xúc. Cho nên những “dốc lên”, “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã trở thành vô nghĩa trong sự thử thách của thiên nhiên đổi với con người. Vì sau tất cả những thử thách ấy, ta bồng bắt gặp một cảm xúc đầy kiêu hãnh của người lính. Người lính đã bất chấp mọi thử thách để vươn tới một tầm cao lồng lộng giữa đình trời.

Thiên nhiên có lúc vụt hiện ra từ những câu thơ giàu giá trị tượng hình, một đinh cao nghìn thước: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Không ít người yêu thích câu thơ này bởi sự ngắt nhịp giữa dòng đã bè gập câu thơ, tạo nên cái đỉnh cao ngàn thước kia. Nhưng thực ra, cái độ cao nghìn thước ấy được tạo nên từ chính cấu trúc ngữ nghĩa của câu thơ. Nhà thơ đã tạo nên cái tương phản giữa nghìn thước lên và nghìn thước xuống để đứng giữa câu thơ là cái ngất trời của một chữ “cao”. Chính cấu trúc ngữ nghĩa ấy đã tạo nên đỉnh cao nghìn thước giữa câu thơ. Chăng những thế, câu thơ với chữ “lên”, “xuống” còn gợi ra hình ảnh trập trùng của đoàn binh Tây Tiến đang vượt dốc cao vực thẳm. Những câu thơ Tây Tiến giàu chất tạo hình hôm nay gợi nhớ những dòng thơ trong Chinh phụ ngâm khúc.

Trông khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nổi thấp đà lại cao

Sương đầu núi buổi chiều như dữ dội

Nước lòng khe nẻoo suối còn sâu.

Giọng thơ gân guốc hào hùng bởi rất nhiều thanh trắc bỗng dịu đi tha thiết bâng khuâng bởi câu thơ liên kết toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Một câu thơ toàn thanh bằng gợi nên cái mênh mông xa vời. choi vơi. Sự tương phản về thanh điệu tự nó cũng đã gợi ra cái trập trùng của núi non nhưng đặc sắc hơn còn là chất lãng mạn gợi ra từ một khung cảnh thiên nhiên như vậy. Phải là người lính đầy chất thơ trong tâm hồn mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy sau khi đã vượt dốc. qua cồn mây. đạp bằng đỉnh cao nghìn thước. Ầm hưởng nhịp nhàng, nhè nhẹ của những thanh bằng cộng với cách ngắt nhịp câu thơ 2/2/3 như kéo dài âm điệu mượt mà trong lời thơ, vẽ ra một không gian mênh mang, bao la. Phía xa kia là những ngôi nhà bồng bềnh trong biển mưa rừng. Không gian ấy được thu vào tầm mắt người lính Tây Tiến từ một thế đứng rất “lính”. Người lính đã nhìn lên, nhìn xuống, đến đây như dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa để thấy nhà ai đó thấp thoáng, ẩn hiện sau một không gian mịt mùng, sương rừng mưa núi. Hai câu thơ có sự phối hợp bằng trắc rất tài tình, làm ta nhớ tới hai câu thơ nổi tiếng của Tản Đà:

Tài cao phận thấp chỉ khi uất

Giang hồ mải chơi quên quê hương.

Chỉ có điều Tản Đà dồn nén nhịp điệu, biến đổi âm thanh, lời thơ để bộc bạch tâm trạng phẫn uất bất đẳc chí của các nhà Nho tài tử ngạo đời, thì Quang Dũng sử dụng nghệ thuật đó để vẽ nên thiên nhiên Tây Bắc vừa hoành tráng dữ dội vừa uyển chuyển mềm mại tinh tế. Cứ như thế, với những câu vần bằng xen vào giữa những câu vần trắc, âm hường đoạn thơ trờ nên trùng điệp hơn, âm điệu ấy cứ theo suốt bài thơ, cùng với cách dùng từ cổ kính của Quang Dũng góp phần tạo nên nét lãng mạn mà hào hùng cho bài thơ.

Nói đến thiên nhiên trong Tây Tiến, không thể không nói tới một thiên nhiên hùng vĩ như một cái nền làm nổi bật tầm vóc cùa con người ờ những câu thơ này. Quang Dũng đã mô tả thiên nhiên để mô tả con người. Thiên nhiên được mô tà bàng cả hình, cả âm, cả nhịp điệu và đặc biệt là băng cảm hứng lãng mạn để sự hiểm trở của thiên nhiên khơi gợi cảm hứng chinh phục của con người. Đó là cảm hứng không phải không có sự ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn như Nhớ rừng cùa Thế Lữ, sự ảnh hưởng từ câu thơ: Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng - Ta đợi chết manh mặt trời gay gắt. Hai câu thơ tiếp theo sau đó, vừa tiếp nối mạch cảm xúc về thiên nhiên Tây Bắc vừa làm nổi rõ hình ảnh người lính:

Chiêu chiểu oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Tây Bắc dữ dội hoang sơ không chỉ được mở ra theo chiều không gian, theo những địa danh xứ lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch... mà còn được khám phá ở cả chiều dài thời gian. “Chiều chiều”, “đêm đêm” là những điệp từ gợi tả thời gian liên tiếp theo vòng tuần hoàn, nhấn mạnh cái hoang vu, dữ dội và cái uy lực ghê rợn của thiên nhiên, dường như chỉ có thác gầm và cọp hú ngự trị ngày đêm. Hai câu thơ xuất hiện hai hình ảnh “thác” và “cọp”. Thác diễu võ dương oai với con người bởi âm thanh “gầm thét”. Thứ âm thanh vang dội, rùng rợn - oai linh của rừng già. Oai linh đó còn thể hiện qua hình ảnh “cọp trêu người”. Những người lính Tây Tiến còn phải đối mặt rất gần với chúa tể rừng xanh. Hình như có ai đó đã nói về cách sử dụng từ “Mường Hịch” của Quang Dũng. Địa danh đọc lên có cảm giác như tiếng chân cọp đi trong đêm. Rừng núi trở nên rờn rợn, nguyên vẻ hoang sơ của nó. Ở nơi xa xôi con người lần đầu đặt chân, thiên nhiên là chủ thì khó khăn như tăng thêm bội phần. “Trêu” là động từ khiến cho cái nỗi sợ hãi của người lính lùi xa. Đây là sự dí dỏm, hài hước của anh bộ đội Cụ Hồ. Nhưng nét lạc quan, vui vẻ của người lính vẫn chẳng thể mất dọc cuộc hành trình. Đọc câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Ta lại nhớ đến “Thục đạo nan” với câu thơ: Triêu tỵ trường xà - Tịch tỵ mãnh hổ Con đường Tây Tiến có khác gì con đường vào “Thục” xưa trong câu thơ của Lý Bạch. Chính Quang Dũng cũng nói về sự ảnh hưởng này trong các câu thơ của mình. Những địa danh với người đọc thuở ấy còn đầy bí hiểm, hoang sơ, thậm chí nó từng khiến Vũ Quần Phương cho ràng hai chữ “Mường Hịch” nghe như bước chân cọp rậm rịch rình người. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới.

Trên nền thiên nhiên kì vĩ hoang dã, nỗi nhớ của nhà thơ với đồng đội của mình trở nên day dứt, trầm lắng đi, khi nghĩ đến những người bạn đã “bỏ quên đời” giữa chặng đường hành quân gian khổ. Tác giả lại tiếp tục đưa ta đến với người lính cũng bằng ngòi bút rất thực ây. Trước gian khổ, trên đường hành quân, nhiều người đã nằm lại mảnh đất xa lạ đê không bao giờ tỉnh dậy: Anh hạn dãi dầu không bước nữa. Thương nhớ vô cùng trong hai chữ “anh bạn” mà nhà thơ đã nói về đồng đội của mình bởi đó là những người bạn đã nam lại dọc đường hành quân. Quang Dũng cũng nói đến sự hi sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ: Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hi sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. vần thơ nói đến cái mất mát. hi sinh nhưng không chút bi lụy, thảm thương. Không nên hiểu câu thơ theo ý nghĩa người lính mệt mỏi gục lên súng mũ quên hết thảy sự đời. Hiểu như thế e làm mất đi vẻ hào hùng, khí phách đẫm chất bi tráng của người lính nổi bật trên nền núi rừng hiểm trở. Ờ đây Quang Dũng miêu tả cái chết của đồng đội như một sự xả thân cho lí tường. Người lính chết mà vẫn cầm chắc tay súng, chết trong tư thê lên đường, tư thế hành quân. Đây là hình ảnh vừa bi vừa hùng làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng của người lính. Khắc họa sự hi sinh của người chiến sĩ trong tư thế chiến đấu là hình ảnh được nhiều nhà thơ xây dựng, ngợi ca. Đó là người lính trong thơ Chính Hữu:

Bạn ta đó chết trên dây thép ba tầng

Một bàn tay chưa rời báng súng

Chân lưng chừng nửa bước xung phong.

(Giá từng thước đất)

“Bỏ quên đời” chỉ là cách nói tránh nhằm giảm nhẹ đi sự mất mát, tang thương khi người lính từ trần. Những hình ảnh được sử dụng rất tài hoa. và đắt nhất là hình ảnh “gục lên súng mũ”. Ta chợt nhớ đến dáng đứng của anh giải phóng quân về sau:

Và anh chết trong khỉ đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng

Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đàng hoàng nồ súng tiến công.

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

Dáng đứng của anh giải phóng quân đi mãi vào lòng những người dân trong kháng chiến chống Mĩ thì dáng ngã gục xuống của anh lính Cụ Hồ hẳn sẽ không phai mờ trong tâm hồn của Quang Dũng, của đoàn quân Tây Tiến và của những người tham gia kháng chiến. Gục lên súng mũ cũng là cách nói nhẹ và cũng là cách nói của những người thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Người lính ra đi nhưng đồng đội anh lại tiếp bước. Đó còn là hình ảnh về sự hi sinh lặng lẽ mà rất anh hùng của những người lính Tây Tiến dọc theo chặng đường hành quân. Nhưng Quang Dũng không biến nỗi đau ấy thành sự bi lụy khi nhà thơ viết về sự hi sinh của những người bạn như viết về giấc ngủ của họ. Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời, nhưng tinh thần cùa họ lại vút lên cùng sông núi. Họ coi cái chết nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ nhưng sông núi lại để niềm nhớ thương và kiêu hãnh hoá thân thành những ngọn thác để chiều chiều oai linh gầm thét, vừa thể hiện nỗi đau xé lòng lại vừa thể hiện khúc tráng ca muôn đời của sông núi hát về sự hi sinh của họ.

Hai câu thơ cuối gợi cảm giác tươi mát. ngọt ngào về cuộc sổng thanh bình thoáng bắt gặp trên đường hành quân:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Trên con đường gian lao, một hôm nào đó người lính đã dừng chân ở một bản làng giữa rừng sâu. Nơi đây, các anh đã được đồng bào, đặc biệt là các cô gái: Mèo, Mán. Mường... xinh đẹp như những bông hoa rừng đón tiếp niềm nở bàng những bữa cơm nếp xôi mà khói hương từ đấy cứ thơm ngát mỗi bước quân hành. Đúng như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Buổi tiễn anh đi em hơ tàu chuối ngự

Nắm xôi rền thơm mãi giữa hàng quán.

(Màu kỉ niệm)

Câu thơ mở đầu bằng cụm từ cảm thán “nhớ ôi” cho ta thấy tình cảm của tác giả được hướng vào nội tâm như tiếng nói hoài niệm, xao xuyến cháy bỏng trong trái tim nhà thơ. Và nỗi nhớ ấy không kìm nén nổi để rồi bật thốt thành lời. Từ nỗi nhớ đó, nhà thơ gọi về rất nhiều hình ảnh trong hoài niệm, trong quá khứ. “Nhớ ôi!” là tình cảm dạt dào, là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc. Cầu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản Mường với “cơm lên khói”, với mùa em thơm nểp xôi có bao giờ quên? Hình ảnh “cơm lên khói” đã tác động vào thị giác, khướu giác, vị giác và tâm hồn nhà thơ.

“Nhớ mùi hương”, nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Băc, nhớ tình nghĩa, nhớ tâm lòng cao cả của đồng bào Tây Băc thân yêu. Bữa cơm đâu lên khói tỏa lan mùi nếp xôi gợi nhớ tới không khí gia đình đầm ấm, xua tan đi cảm giác heo hút trống vắng ở tâm hồn những người chiến sĩ còn rất trẻ. Cách nói của Quang Dũng trong câu thơ rất lạ, không phải Mai Châu nhà em mà là Mai Châu mùa em. “Mùa” ở đây phải chăng là mùa của nỗi nhớ về những tấm lòng thơm thảo, của kỉ niệm một mốc thời gian đã trở thành dấu ấn in sâu trong trái tim người chiến sĩ. Đây nữa “Mai Châu” một bản làng với cái tên rất đẹp và nỗi nhớ gọi về cái hương vị thơm nồng của “nếp xôi”. Hai tiếng “mùa em” - mùa nằm trong quyền sở hữu của em. Đọng lại trong hai câu thơ là hình ảnh người con gái Mai Châu cần cù, tần tảo và có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, có hàm chứa bao tình thương nồi nhớ, điệu thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp. Cũng nói về hương nếp, hương xôi, về “mùa em” và tình quân dân, sau này Chế Lan Viên viết trong bài Tiếng hát con tàu:

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.

Bao nhiêu lãng mạn gửi vào những chữ “nhớ ôi Tây Tiến...”, “Mai Châu mùa em ...”. Đó là những chữ đã để lại trong tâm hồn người lính những vẻ đẹp của miền núi hoang sơ kia, vẻ đẹp mang đậm tình người với “cơm lên khói” và “mùa em thơm nếp xôi”. Lòng người Tây Tiến nhớ mãi “mùa em”, mùa những người lính Tây Tiến gặp em giữa khung cảnh hạnh phúc của xóm làng. Hương nếp xôi cũng từ mùa em mà thơm mãi trong tâm hồn người lính.

Chỉ với mười bốn dòng thơ mở đầu chủ yếu là khắc tạc bức tranh thiên nhiên vô cùng hoang sơ, hiểm trở thì cũng phải thấy Quang Dũng muốn từ thiên nhiên ấy mà làm nổi bật hình ảnh nhũng người lính Tây Tiến với tầm vóc lớn lao, với ý chí kiên cường, với tâm hồn phơi phới niềm tin, niềm lạc quan đã tạo nên sức mạnh đạp bằng mọi gian khổ hi sinh để đi tới. Đây là đoạn thơ có sức tạo hình hết sức độc đáo. Cảm hứng lãng mạn đã làm cho hình tượng người lính trở nên rực rỡ. Hình tượng nghệ thuật vừa bám sát hiện thực lại có sự bay bổng trong sức tưởng tượng của người đọc bởi chất lãng mạn ấy của hồn thơ Quang Dũng.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.