Văn mẫu lớp 9: Viếng lăng Bác

I. Giới thiệu một vài nét về Viễn Phương, về xuất xứ và chủ đề bài thơ

“Viếng lăng Bác”.

1. Tác giả

Phan Thanh Viễn có bút danh là Viễn Phương. Ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ xâm lược.

Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Phong cách nghệ thuật đó thể hiện rất rõ qua các tập thơ: “Mắt sáng học trò”, “Nhớ lời di chúc”, “Như mấy mùa xuân”, v.v...

2. Xuất xứ, chủ đề

Năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất. Tháng 4/1976, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, ông đã đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó, và in trong tập thơ “Như mấy mùa xuân”.
Bài thơ ca ngợi công đức của Bác Hồ, thể hiện lòng thương tiêc, kính yêu và biết ơn của nhà thơ khi đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương

Trong những bài thơ viết sau ngày Bác Hồ "đi xa", bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương lá bài thơ đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với người cha già dân tộc bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. Nó đã được phổ nhạc, lưu truyền sâu rộng trong nhân dân. Câu thơ mở đầu cho thấy xuất xứ của bài thơ:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

1. Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến sĩ ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ. Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thọai. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa" vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát,

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

"Ôi!” là từ cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới). Có nhà thơ đã viết:

... "Bão bùng thân bọc lấy thân,

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hãi người..."

("Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

2. Miêu tả cảnh quan (phía ngoài) lăng Bác, nhà thơ tạo nên những suy nghĩ sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Khổ thơ tiếp theo nói về Bác. Bác là người con ưu tú của dân tộc, là "tinh hoa và khí phách của nhân dân Việt Nam" (Phạm Văn Đồng).

Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời thiên nhiên, rực rỡ, vĩnh hằng "Ngày ngày... đi qua trên lăng","Một mặt trời trong lăng rất đỏ" - hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".

Hòa nhập vào "dòng người" đến lăng viếng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi...

Thành kính và nghiêm trang. Dòng người đông đúc, chẳng khác nào một "tràng hoa" muôn sắc ngàn hương từ mọi miền đất nước vào lăng viếng Bác. Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" diễn tả tấm lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ vĩ đại:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...".

Chữ "dâng" chứa đựng bao tình cảm, bao tình nghĩa. Nhà thơ không nói "79 tuổi" mà nói: "bảy mươi chín mùa xuân", một cách nói rất thơ: cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân. Qua đó, ta thấy nghệ thuật lựa chọn ngôn từ của Viễn Phương rất tinh tế, biểu cảm và hình tượng.

3. Khổ thơ thứ ba nói về sự vĩnh hằng bất diệt của Bác. Bác như đang nằm ngủ, một giấc ngủ "bình yên", trong một khung cảnh thơ mộng. Bác vốn yêu trăng. Thời kháng chiến, giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, Bác đã từng có những khoảnh khắc sống rất thần tiên:

"Việc quân, việc nước bàn xong,

Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm

Giờ đây, nhà thơ cảm thấy "Bác yên ngủ" một cách thanh thản "giữa một vầng trăng sáng dịu hiền". Nhìn "Bác ngủ", nhà thơ đau đớn, xúc động. Câu thơ "mà sao nghe nhói ở trong tim" diễn tả sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Viễn Phương có một lối viết hàm súc, đầy thi vị; câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi fa về. Biết bao lưu luyến, buồn thương. Nhà thơ muôn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa Người. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc "rất Nam Bộ". Đây là những câu thơ trội nhất trong bài "Viếng lăng Bác"'.

"Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".

Điệp ngữ "muốn làm..." được láy lại ba lần gợi tả cảm xúc thiết tha, nồng hậu của nhà thơ miền Nam đối với lãnh tụ.

"Viếng lăng Bác", bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ: sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ - một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn.

Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Tâm tình của nhà thơ cũng là tâm tình của mỗi người Việt Nam và của cả dân tộc. Đó là giá trị lớn lao của bài thơ "Viếng lăng Bác".

III. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”


(“Viếng lăng Bác" - Viễn Phương)

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ trữ tình biểu hiện niềm cảm xúc sâu xa, tình thương nhớ khôn nguôi, lòng kính yêu vô hạn của nhà thơ đôi với Bác Hồ vĩ đại khi nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Qua tình yêu, niềm tự hào và tấm lòng thành kính của tác giả, hình ảnh Bác hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của đất trời, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian này. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, một mặt trời trong lăng rất đỏ. Một mặt trời trên cao được nhân hóa, nhìn mặt trời trong lăng bằng đôi mắt của mặt trời. Một hình ảnh thể hiện bao tôn kính đối với Bác Hồ vĩ đại! Mặt trời trong lăng rất đỏ là hình ảnh ẩn dụ. Mặt trời trong lăng là Bác Hồ của chúng ta, một mặt trời đỏ rực màu cách mạng. Mặt trời cách mạng ấy đã, vẫn và sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại, trí tuệ cách mạng vĩ đại, nhân cách Cách mạng vĩ đại của Người. Một hình ảnh sáng tạo (một mặt trời không phải trong vũ trụ mà ở ngay trong lăng Bác) chứa chan lòng kính yêu vô hạn của nhà thơ đối với Bác.

Nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác nữa để ca ngợi Bác: hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân. Một hình ảnh hoán dụ lấy một nét trong đời Bác Hồ (79 tuổi) để chỉ Bác Hồ. Con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sông một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho nhân dân. Hình ảnh những dòng người đi qua trong thương nhớ, kết thành những tràng hoa không phải chỉ là một hình ảnh tả thực, so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng viếng Bác trông như những tràng hoa vô tận. Nó còn có nghĩa tượng trưng: Cuộc đời họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác, họ đến lăng để dâng hoa đời họ cho vừng mặt trời trong lăng đã làm nên những mùa xuân của biết bao nhiêu cuộc đời.

Nhà thơ vào lăng được trông thấy Bác, nằm trong giấc ngủ bình yên giữa một vùng ánh sáng nhè nhẹ, dịu hiền. Ánh sáng ấy nơi Bác nằm được nhà thơ miêu tả như ánh sáng một vầng trăng hiền dịu.

“Báo nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Ánh sáng bát ngát ngoài đời đã vào thơ Bác, trăng còn vào trong lăng với người bạn vĩ đại của trăng. Hình ảnh “một vầng trăng sáng dịu hiền” dụng ý của nhà thơ còn muôn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ với mặt trời, vầng trăng bầu trời xanh mãi mãi mênh mông để biểu hiện cái vĩ đại, cái rực rỡ, cái cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác.

Biết rằng Bác sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy nhói lòng thương nhớ Bác “nghe nhói ở trong tim”. Đó là những rung cảm chân thật của tất cả những ai đã vào lăng viếng Bác. Qua hai khổ thơ ta thấy được tình cảm chân thành, mãnh liệt của tác giả đốì với Bác kính yêu. Qua cảm xúc của nhà thơ hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp, cao cả và thiêng liêng. Người đã trở thành biểu tượng của áng sáng, của sự sống và Người bất tử. Nhờ những cảm xúc ấy, ta thây được hình ảnh Bác kính yêu luôn khắc sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.