Truyền thuyết kể về những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích, cảnh vật địa phương thông qua những hư cấu nghệ thuật mà trong lớp vỏ thần kì lại hàm chứa những yếu tố gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Truyện An Dương Vương và Mị Cliâu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của những con người thời xa xưa.
Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là quá trình dựng nước và mat nước thời An Dương Vương. Tất cả cốt lõi lịch sử đó đã được tái hiện bằng một trí tưởng tượng phong phú, một cô't truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố thần kì để tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của truyền thuyết này.
Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước.
Xuất hiện trong tác phẩm, An Dương Vương là một vị vua trí dũng, nôì nghiệp vua Hùng rời đô về Việt Thường. Tại đây nhà vua sai quân ngày đêm đắp thành để bảo vệ, giữ gìn đất nước. Hành động này của An Dương Vương chứng tỏ ông là một vị vua sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng. Nhưng buồn thay, thành đất cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. An Dương Vương phải lập đàn cầu khấn thần linh. Tấm lòng lo nghĩ cho đất nước của nhà vua đã làm cho bách thần cảm động. Vì vậy, Rùa Vàng - sứ thần Thanh Giang - đã hiển linh giúp An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Chi tiết này cho thấy nhân dân đã đề cao tính đúng đắn trong công cuộc xây thành, đắp lũy bảo vệ đất nước của An Dương Vương, cho nên, không chỉ con người mà cả thần linh cũng giúp sức. Không dừng lại ở đó, trí dũng và tinh thần cảnh giác, chông giặc ngoại xâm của An Dương Vương còn được thể hiện trong câu hỏi về kế sách giữ nước của nhà vua với sứ thần Thanh Giang: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chông?”. Tấm lòng lo cho vận nước của An Dương Vương đã được đền đáp xứng đáng. Rùa Vàng cho nhà vua chiếc vuốt của mình để làm lẫy nỏ. Chiếc nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ” do Cao Lỗ sáng chế đã khiến cho quân Triệu Đà thua lớn, phải xin cầu hòa. Chiếc nỏ ấy trở thành vật bảo quốc của An Dương Vương. Nhà vua đã biết nắm lấy sức mạnh của vũ khí để bảo vệ đất nước. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của một vị vua hợp lòng dân.
Tuy nhiên, trong khi nguy cơ xâm lăng luôn rình rập thì nhà vua lại ỷ vào sức mạnh của nỏ thần nên chủ quan và mất cảnh giác. Ông gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. Có lẽ vua nhân từ muốn mượn duyên tình con trẻ để hóa giải tham vọng xâm lăng, để thắt chặt tình hòa hữu. Nhưng cũng chính vì thế mà ông đã mất cảnh giác, mở cửa cho giặc vào nhà. Đó là căn nguyên sâu xa của việc mất nước. Đến khi bí mật nỏ thần bị lộ, Trọng Thủy xin về nước, Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương vẫn chưa tỉnh ngộ. Ông vẫn mê mải đánh cờ và đánh mất luôn cả sự mưu trí, tỉnh táo của người nắm giữ vận mệnh quốc gia để rồi tiếng cười chưa dứt, ông đã phải chứng kiến thảm cảnh mất nước. Lòng bao dung của nhân dân đã không để An Dương Vương phải chết. Ông được Rùa Vàng đón xuống biển sâu vì hành động thức tỉnh dù muộn màng nhưng kiên quyết đứng về phía quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Nhưng nỗi đau của ông thì vẫn còn đó - nỗi đau của một người đã đánh mất giang sơn mà mình dày công giữ gìn, dựng xây; nỗi đau của một người cha phải thẳng tay chém chết cô con gái mà mình rất mực yêu thương, tin tưởng. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi.
Không chỉ phản ánh bi kịch mất nước của Thục Phán An Dương Vương, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy cũng là một câu chuyện tình yêu oan trái và đầy nước mắt. Bi kịch ấy được khởi nguồn từ khi Trọng Thủy nghe lời vua cha vờ yêu thương Mị Châu để dò la bí mật nỏ thần. Nhưng Mị Châu vì quá yêu thương và tin tưởng Trọng Thủy nên đã mắc sai lầm. Nàng giấu vua cha, tự ý đưa Trọng Thủy vào nơi đặt nỏ thần để Trọng Thủy biết được bí mật sức mạnh của quân đội Âu Lạc và đánh tráo lẫy nỏ. Khi Trọng Thủy thác kế về thăm vua cha, Mị Châu quá cả tin vì bị tình yêu làm mờ lí trí đến nỗi chẳng còn đủ tỉnh táo để nhận ra những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt. Nàng không đủ sáng suốt để nhận ra trong những lời chia tay của chồng đã tiềm ẩn hiểm họa binh đao: “Ta nay về thăm vua cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Ngay cả đến khi Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc, trên đường chạy giặc Mị Châu vẫn không tỉnh ngộ. Nàng vẫn chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi rắc lông ngỗng như lời hẹn ước, để đến nông nỗi hai cha con bị giặc dồn đuổi đến đường cùng không còn lối thoát. Trước họa mất nước, Mị Châu vẫn khao khát gặp lại chồng mình dù Trọng Thủy là con của kẻ thù cướp nước. Vì tình cảm cá nhân mà Mị Châu đã vô tình tiếp tay cho giặc dẫn đến việc nưởc Âu Lạc rơi vào tay cha con Triệu Đà. Bởi thế, dẫu bị lừa dối dẫn đến sai lầm, nàng vẫn bị kết tội là giặc và vẫn phải chết để trả giá cho sai lầm ấy. Mị Châu đáng trách nhưng lỗi lầm của nàng xuất phát từ niềm tin trong tình nghĩa vợ chồng nên dù cho có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của nàng vẫn đẹp đẽ và trong sáng. Nàng đã yêu hết mình và dâng hiến hết mình cho tình yêu. Chính vì vậy, vô tình Mị Châu đã trở thành thủ phạm góp phần làm nên tấm bi kịch nước mất nhà tan và cũng tự trói buộc mình vào bi kịch tình yêu đầy toan tính và tráo trở của cha con Triệu Đà. Mị Châu không làm tròn được hai chữ “trung” và “hiếu” nhưng nàng đã để lại cho đời một chữ “tình” đẹp đẽ. Tấm lòng bao dung của nhân dân đối với Mị Châu đã tạo nên sự hóa thân thật đẹp: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò án phải đều biến thành hạt châu”. Hình ảnh ngọc trai vừa gợi nỗi đau nhưng cũng là một lời minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu.
So với Mị Châu, Trọng Thủy có diễn biến tâm lí phức tạp hơn. Vì vua cha, vì đất nước, vì tham vọng xâm lăng, Trọng Thủy phải vờ yêu thương Mị Châu nhưng sau đó hắn lại thực sự yêu nàng. Dẫu vậy, vì chữ hiếu, vì mục đích xâm lược Âu Lạc, vì dã tâm của vua cha, Trọng Thủy vẫn phản bội Mị Châu. Vì thế, trong lời dặn dò Mị Châu trước khi về nước, ta cảm nhận được sự day dứt của Trọng Thủy. Hấn bị dằn vặt giữa chữ tình và chữ hiếu bởi ý thức được hậu quả của việc trở về đất nước với bí mật nỏ thần là hai nước sẽ thất hòa, vợ chồng li biệt nhưng sống theo lí tưởng của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến, Trọng Thủy đã không chọn tình nghĩa vợ chồng. Nhưng hắn vẫn hi vọng thắng lợi của cuộc chiến sẽ giúp mình có được tình yêu. Khát vọng hạnh phúc cá nhân ấy hiện lên rõ nét trong ao ước tìm lại được Mị Châu khi hai nước thất hòa. Nhưng khi ảo tưởng tiêu tan, tình yêu mất, Trọng Thủy ân hận, thất vọng và nhảy xuống giếng tự tử. Chúng ta thấy rằng, lẽ ra sau khi chiến thắng, thôn tính được Âu Lạc, Trọng Thủy phải là người vui mừng hưởng vinh quang nhưng hắn lại vội vàng tự vẫn. Mâu thuẫn giữa một bên là tham vọng chiếm được Âu Lạc và một bên là sự day dứt vì mình đã phản bội lại tấm lòng trong trắng của Mị Châu đã khiến Trọng Thủy day dứt, ân hận và tự vẫn.
Có thể nói, cả Mị Châu và Trọng Thủy đều là nạn nhân của chiến tranh. Sự trớ trêu trong tình yêu của họ bộc lộ ở chỗ khi Trọng Thủy đến với Mị Châu chỉ vì mục đích đánh cắp bí mật nỏ thần thì Mị Châu lại yêu thương anh ta thật lòng; khi Trọng Thủy thật lòng yêu thương Mị Châu, ăn năn, hốì cải thì cũng là lúc nàng coi hắn là kẻ thù. Vì vậy, chi tiết kì ảo ngọc trai - giếng nước ở cuối truyện không phải là biểu tượng của một tình yêu chung thủy, nó chỉ minh chứng cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu và sự bao dung của nhân dân đôi với những việc làm của nàng. Câu chuyên tình của Mị Châu - Trọng Thủy phải chăng là lời giải thích cho nguyên nhân và nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước? Bi kịch tình yêu này giúp ta hiểu rằng con người không thể mù quáng vì tình riêng mà quên đi nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đôì với đất nước. Đặc biệt, hạnh phúc, tình yêu không thể đạt được nhờ những âm mưu, toan tính. Bằng truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, nhân dân ta đã đúc rút những bài học xương máu từ lịch sử của chính dân tộc mình. Đó là bài học giữ nước và bài học về môi quan hệ giữa cá nhân và dân tộc, giữa hạnh phúc riêng tư và trách nhiệm công dân. Để giữ nước không chỉ cần có vũ khí mạnh mà còn cần một tinh thần cảnh giác cao độ, không được ỷ vào thành cao, hào sâu mà chủ quan khinh địch, không được ngủ quên trong chiến thắng. Ta còn thấy được sự phán xét nghiêm khắc, công minh của nhân dân đôi với cha con An Dương Vương, Triệu Đà và Trọng Thủy. Những nhân vật này đều phải trả giá cho sai lầm của mình. An Dương Vương thì mất nước, phải ra tay chém chết con gái của mình và đi vào lòng biển sâu; Mị Châu bị chém đầu; Trọng Thủy nhảy xuống giếng Loa Thành tự tử còn Triệu Đà thì mất con trai.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy đã cho thấy những nét đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền thuyết. Đó là mốì quan hệ khăng khít giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật thông qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Trí tưởng tượng và sự thật ấy được thể hiện qua hàng loạt các chi tiết kì ảo. Trước tiên, đó là nhân vật cụ già, sứ thần Thanh Giang - Rùa Vàng. Đây là những nhân vật thần linh trợ giúp An Dương Vương xây thành, đắp lũy, chế nỏ để bảo vệ đất nước đồng thời cũng là người phán xét công minh khi cha con An Dương Vương lơ là, mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc. Chiếc nỏ thần được làm từ vuốt Rùa Vàng, một mũi tên chết hàng vạn giặc cũng là một chi tiết kì ảo. Đó là vật hộ nước. Nó thể hiện tầm quan trọng của vũ khí trong công cuộc giữ nước. Vì vậy, mất nỏ đồng nghĩa với mất nước.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc, tiêu biểu cho hệ thông truyền thuyết Việt Nam. Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn và nêu lên những bài học sâu sắc không bao giờ cũ đối với muôn đời - bài học về tinh thần cảnh giác, luôn tỉnh táo để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà.