Cảm nhận của anh (chị) về khát vọng nghệ thuật và bi kịch của người nghệ sĩ trong Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo và Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về hai tác giả.

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

2.1. Khát vọng nghệ thuật

- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài năng. Ông khao khát điểm tô cho non sông một kì quan muôn thuở để dân ta ngàn thu hãnh diện. Đây là một khát vọng chân chính của một người nghệ sĩ có cái tâm, cái tài.

- Lor-ca khao khát cách tân nền nghệ thuật đã già nua của đất nước Tây Ban Nha: khi tôi chết hãy chôn tôi cùng với cây đàn. (Học sinh khi làm bài cần phân tích ý nghĩa của câu đề từ).

2.2. Bi kịch của người nghệ sĩ

a. Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô đam mê thi thố tài năng và rơi vào sự mê muội, mù quáng không lí giải được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

- Rơi vào sự bảo thủ không lối thoát.

- Cuối cùng chấp nhận cái chết.

- Nghệ thuật của Vũ Như Tô là nghệ thuật vị nghệ thuật nên bị nhân dân lãng quên.

b. Lor-ca

- Lor-ca khao khát chiến đấu vì công lí, khao khát cách tân nghệ thuật nhưng cô độc trong cuộc chiến. (Thí sinh phân tích ngắn gọn khổ 1).

- Lor-ca bị bọn phát xít sát hại. (Thí sinh phân tích ngắn gọn khổ 2).

- Lor-ca mang đến những khát vọng nghệ thuật và tự do cho nhân dân nên được nhân dân ngưỡng mộ và tôn thờ nên nghệ thuật của Lor-ca mãi bất tử và con người Lor-ca mãi mãi sống trong lòng nhân dân Tây Ban Nha. (Thí sinh phân tích ngắn gọn khổ 3 và khổ 4).

2.3. So sánh những nét tưong đồng và khác biệt

- Giống nhau:

+ Họ đều là những người nghệ sĩ tài năng, yêu mến sự sáng tạo và khao khát mang đên những cái đẹp cho cuộc đời.

+ Cái chết của họ đều là cái chết bi phẫn.

- Khác nhau:

+ Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài năng nhưng chưa lí giải được sâu sắc mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sổng nên rơi vào nghệ thuật vị nghệ thuật.

+ Lor-ca là một nhà thơ, một nghệ sĩ. một chiến sĩ, anh ngã xuống khi con đường sáng tạo và tranh đấu đang vào độ chín muồi.

+ Lor-ca ra đi trong sự giải thoát nhẹ nhàng không vướng bận những hệ lụy trần gian (nói qua về khổ cuối).

- Thông điệp:

+ Nghệ thuật cần gắn với nhân dân nghệ thuật vị nhân sinh, nghệ thuật phải vì nhân dân mà phục vụ thì nghệ thuật đó sẽ trở thành bất tử.

+ Xã hội cần trân trọng và nâng bước cho những tài năng phát triển.

3. Kết bài.

- Khẳng định lại nội dung vấn đề.

- Nêu cảm xúc của bản thân.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.