HƯỚNG DẪN
1. Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là: đùn đùn, rạp, giương, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi... Trạng thái của cảnh được diễn tả sinh động, nhiều màu sắc, đầy sức sống. Câu thơ tả cảnh vật đang ở lúc cuối ngày nhưng sự vật không dừng lại mà như đang có vận động, thôi thúc từ bên trong.
2. Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người.
Ầm thanh của cuộc sống lao động (lao xao chợ cá...), âm thanh của thiên nhiên(dắng dỏi cầm ve...) - tiếng ve mùa hè - được vang lên trên không gian làng quê bé nhỏ nhưng tràn đầy sức sông, vui tươi. Điều đó khẳng định tâm hồn đồng cảm với thiên nhiên mạnh mẽ của nhà thơ ức Trai.
3. Nhà thơ đã vận dụng hầu hết các giác quan của con người để cảm nhận thiên nhiên (thị giác, thính giác, khứu giác). Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của tác giả đốì với cảnh vật. Yêu thiên nhiên, hòa mình trong cuộc sông của thiên nhiên, đó là một trong những nét đẹp của tâm hồn ức Trai tiên sinh.
4. Yêu thiên nhiên, nhưng với Nguyễn Trãi, trên hết vẫn là tấm lòng tha thiết với dân với nước. Trong cảnh no ấm, yên vui thái bình, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của Ngu Thuấn (vị vua của triều đại phong kiến lí tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc) để gảy khúc Nam phong thể hiện ước muôn “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Câu kết là một câu thơ 6 chữ (lục ngôn), thể hiện sự dồn nén cảm xúc của toàn bài. Ý thơ cũng được dồn nén ở đây: Yêu thiên nhiên, cảnh vật, nhưng trên hết là ước mơ về một cuộc sông ấm no, hạnh phúc cho muôn dân. Tâm hồn của một con người cả cuộc đời lo cho dân cho nước.
5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. Điều này thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.