Là một thành viên trụ cột trong bút nhóm Tự lực văn đoàn, Thạch Lam tự khẳng định mình bằng một hướng đi riêng, đặc biệt là ở những tác phẩm viết về nông thôn và người dân nghèo; ông thường lặng lẽ thể hiện niềm cảm thông chân thành với người nghèo, với cuộc sống nông thôn. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam nằm trong mạch cảm xúc ấy. Truyện để lại cho người đọc ấn tượng ở một cốt truyện giản đơn, vừa hiện thực vừa trữ tình với những chi tiết tưởng như vụn vặt, vô nghĩa nhưng kì thực đã được chọn lọc và sắp-xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. “Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân).
Nguyễn Hoàng Khung trong Lời giới thiệu “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam” đã từng nhận xét: “Thạch Lam dường như là cây bút đầu tiên có ý thức khai thác chất thơ trong đời sống bình dị, thường nhật”. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tự sự nhưng có “cấu tứ thơ trữ tình” (Nguyễn Đăng Mạnh). Truyện chủ yếu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, khơi dòng ý thức, tâm trạng con người trước các mảng hiện thực đời sống. Hơn thế, đó lại là những cảm xúc, khoảnh khắc của cảm xúc mong manh, mơ hồ, bâng khuâng, thoáng nhẹ được miêu tả qua một ngòi bút tinh tế không dễ tiếp thụ nếu không có một tâm hồn nhạy cảm. Không chỉ thế, niềm xót thương, thái độ trân trọng và tình yêu thương của nhà văn đốì với cuộc sống, đối với quê hương, đôi với những kiếp người tàn tạ còn có thể cảm nhận được qua giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lắng sâu. Đó là “một tấm lòng êm mát và sâu kín” nhẹ nhàng thấm vào hồố người và để lại trong lòng người những ấn tượng sâu đậm, khiến người ta thấy lòng mình “bận bịu vô hạn”. Không quá ồn ào và mãnh liệt, nhưng những nỗi niềm ấy cứ từ từ, thấm sâu, ngấm sâu vào hồn người trở thành những ân tượng không thể nào phai. Nát độc đáo và sức hấp dẫn riêng của “Hai đứa trẻ” nói riêng và của Thạch Lam nói chung là ở chỗ đó. Nội dung bao trùm của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương. Ớ đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ, sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ, vừa bộc lộ thái độ đồng cảm, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua câu chuyện, người ta còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, trước hết, chúng ta có ấn tượng về cuộc sống lụi tàn, tù túng của những kiếp người sống nghèo đó, quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ. Câu chuyện mở ra bằng không gian của một ngày tàn, tuy đẹp nhưng vẫn ẩn chứa và báo hiệu một điều gì đó đáng lo lắng. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kệu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào
Giọng văn ngay từ đầu đã có một dư vị buồn man mác, cái buồn cố hữu thường có trước cảnh chiều tàn. Những câu văn êm dịu, có nhịp điệu chậm rãi, vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển, tinh tế. Mỗi câu văn như một nét vẽ đơn sơ, không cầu kì, kiểu cách nhưng lại gợi dậy được cái hồn của cảnh vật, cái thần thái của thiên nhiên. Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng cuộc sống của con người hiện ra chân thực: đó là cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ. Thạch Lam đã không miêu tả nhiều về cảnh chợ tàn nhưng người ta cũng đủ để dựng lên cái nghèo nàn, xơ xác của nói Người về hết và tiếng ồn ào cũng không còn. Trên nền đất giờ đây chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị và một thứ mùi rất đặc trưng, mùi của sự nghèo khổ. Con người xuấy hiện trong bức tranh cũng nghèo đói và tàn tạ không kém. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ. Mẹ con chị Tí ban ngày mò cua bắt tếp, tối đến dọn hàng nước chè tươi nhưng bán cũng chẳng được bao nhiêu. Vợ chồng bác xẩm cũng góp chuyện bằng mấy tiếng đàn “bầu bật’ trong khi đứa con đang bò lê ra mặt đất bẩn thỉu để nghịch. Bác phở Siêu bán phở nhưng cũng chỉ là một thứ hàng “xa xỉ” đối với người dân nghèo... Còn chị em Liên, được mẹ giao cho trông “một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu” nhưng hàng “bán chẳng ăn thua gì”, Liên thương mấy đứa trẻ nghèo, nhưng không có tiền để cho chúng nó... Mỗi con người, mỗi cảnh đời riêng nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mòn mỏi... Điều đáng nói hơn là tất cả những nhân vật này đã hiện ra trong cái nhìn xót thương của Thạch Lam, được thể hiện qua lời văn và những chi tiết rất khách quan. Sự đôi lập giữa ánh sáng và bóng tối trở thành biểu tượng cho những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội thực dân phong kiến. Đáng buồn hơn nữa, nhịp sống ấy cứ lặp đi, lặp lại một cách đơn điệu, quần quanh và tẻ nhạt. Ngày qua ngày, chiều nào chị Tí cũng dọn hàng “từ chập tối cho đến đêm”, bác phở Siêu cũng nhóm lửa, gia đình bác xẩm cũng chờ khách, chị em Liên cũng ngồi tính tiền hàng, ngồi trên chóng tre dưới gốc cây bàng... “Chừng ấy người trong bóng tối” ngày này qua ngày khác quẩn quanh, tù túng trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Họ cứ thế, sống hết từ ngày này qua ngày khác mà không biết mình đang chờ đợi những gì, không biết tương lai mình sẽ ra sao?
Nhưng nếu như chỉ dừng lại ở đó, “Hai đứa trẻ” sẽ là một câu chuyện buồn không chút ánh sáng. Với tấm lòng yêu thương con người.của mình, Thạch Lam còn phát hiện đằng sau đó niềm hi vọng của những con người nơi ấy, dù chỉ là những hi vọng hết sức mơ hồ?. - “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Sự mong đợi mơ hồ ấy càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện, nhưng cũng hơn thế nữa, nó gieo vào trong chúng ta sự đồng cảm và lòng tin vào một sự thay đổi nào đó. Ta hiểu được tại sao chuyến tàu đi qua phôi huyện mỗi đêm lại được người ta chờ đón đến vậy. Họ chờ tàu. không phải vì mong muốn kiếm thêm chút gì đó (cái ga xép ấy, tàu chỉ dừng lại trong giây lát, chẳng mấy khi có khách hàng cả) mà là để “muốn nhìn được chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Đó còn là một thế giới khác - “Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ngọn lửa của bác Siêu”. Đoàn tàu được miêu tả cụ thể, chi tiết ngay từ khi nó xuất hiện đến tận khi nó đi vào đêm tối “để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. Đỗì với chị em Liên và cả không ít những người dân phố huyện, chuyến tàu đêm là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng. Nó gợi nhớ về những kỉ niệm của ngày xưa của chị em Liên ngày còn ở Hà Nội. Chuyến tàu gắn với “những toa sang trọng lô’ nhô’ những người, đồng và kền lấp lánh”, gắn với những cốc nước xanh đỏ, gắn với sự tươi sáng một thời. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, tù túng chật hẹp, nghèo nàn, quẩn quanh của những người dân phố huyện. Chuyến tàu đến khiến cho tâm hồn họ được bay lên trong chốc lát, đến những vùng ánh sáng vượt xa cái tối tăm của cảnh sống hiện tại. Và họ lại tiếp tục sống, những ngày tiếp theo, để chờ đón chuyến tàu, chờ đón một tương lai tươi sáng. Người ta có thể thay đổi cuộc đời mình chỉ chưa hết những ước mơ.
Qua việc miêu tả tâm trạng của Liên, Thạch Lam thể hiện niềm trân trọng, xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, sống nghèo nàn, tăm tối, buồn chán nơi phố huyện. Điều này đương thời Thế Lữ cũng đã nhận xét: “Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn ra trong lời văn.chương phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu Thạch Lam theo một chủ kiến nào trong công việc viết vốn của anh, thì chủ ý ấy diễn ra và gợi lên sự xót thương”. Thể hiện một cách nhẹ nhàng khát vọng hướng tới cuộc sống sáng tươi của những con người nhỏ bé, bình thường, “Hai đứa trẻ” có một giá trị nhân bản đáng quý.
“Hai đứa trẻ” còn là một bài ca về thiên nhiên, đất nước. Bằng sự gắn bó với đất nước và dân tộc, bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Thạch Lam đã đưa đến cho người đọc một bức tranh quê gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Các nhân vật trong truyện luôn gắn bó với thôn dã. Bởi thế, chỉ mới gặp “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” chị em Liên đã “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Những biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng được miêu tả chân thực qua cảm nhận của hai chị em Liên: “Qua kẽ lá của cây bàng, ngàn sao vẫn lâ'p lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, tỉnh thoảng từng loạt một”. Những cảnh vật, những chi tiết trên đây hết sức quen thuộc, thường có ở quanh ta. Vậy mà bằng một giọng văn dịu dàng, trầm tĩnh, dưới ngòi bút Thạch Lam, chúng trở nên thật gợi cảm. Ta hiểu rằng, lòng yêu thương quê hương đất nước của mỗi con người Việt Nam được bồi đắp từ chính những điều bình dị ấy.
Câu chuyện diễn ra trong một khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận ồ cả hai chiều không gian và thời gian. Trên nền cảnh thiên nhiên ngày tàn, bức tranh đời sống phố huyện nghèo nàn được diễn ra theo sự thu hẹp dần của không gian. Những con người ở đó sống cuộc sóng nghèo đói, chung cảnh ngộ tẻ nhạt, buồn chán nhưng trong tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình quê hương và niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng. Những dư vị ấy nhẹ nhàng thấm sâu vào trong lòng người, để lại cho họ nỗi “bận bịu vô hạn”, bận bịu về những kiếp người, bận bịu về một “tấm lòng êm mát và sâu kín” Thạch Lam.
“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam với những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ. Nguyễn Tuân đã hoàn toàn có lí khi nhận xét: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo (...). Thạch Lam là nhà văn quí mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh..”..