Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong bài Khóc Dương Khuê

Lịch sử văn học nghệ thuật đã từng ghi nhận nhiều "tình ban cao cả và cảm động". Vẫn còn đó như một giai thoại đẹp đẽ và sâu sắc về đôi bạn tri kỷ: Bá Nha, Tử Kỳ. Bá Nhá cho ràng trong thiên hạ chỉ có Tử Kỳ là người duy nhất hiểu được tiếng đàn của mình Tử Kỳ mất, Bá Nha treo đàn trước mộ, thất vọng tột cùng và thề sẽ chẳng bao giờ đàn nữa. Tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin Dương Khuê mất đúng là tâm trạng của một Bá Nha năm xưa khi mất Tử Kỳ. Tâm trạng ấy được thể hiện rất rõ trong bài Khóc Dương Khuê.

Bao trùm lên toàn bộ bài thơ là tâm trạng bàng hoàng, mệt mỏi, nhớ nhung và tiếc thương da diết đối với người đã khuất. Ngoài ra ta còn thấy tâm trạng buồn bã cô đơn của người viết khi bạn đă ra đi. Tâm trạng bàng hoàng và tiếc thương da diết ấy thế hiện ngay ở câu mở đầu bài thơ:

"Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".

Trong thơ, có rất nhiêu cách thể hiện sự ra đi, biểu hiện cái chết. Khi thì nói thẳng: "Anh Thanh ơi! Anh mất thật rồi sao?" (Tố Hữu), khi thì dùng hình ảnh: "Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên lương" (Nguyễn Du), khi thì nói: "Bao giờ lão ấy chầu trời" (Ca dao), lúc lại nói: "Trạng chết chúa cũng băng hà"... v.v. ở bài thơ này để hỉ sự qua đời đột ngột của người bạn. Nguyễn Khuyến dùng bốn chữ "thôi đã thôi rồi". Bốn chữ ấy vừa biếu thị sư đột ngột, bất ngờ, vừa như tiếng kêu thảng thốt, nấc nghẹn. Hơn nửa, lập lại chữ "thôi", ông đã nhân đôi càm xúc và tâm trang của mình: hai lần đột ngột, hai lần bất ngờ. hai lần nuối tiếc cái điều không hay vừa xảy ra. Dễ hiểu vì sao ông không viết: "Bác Dương thôi đã đi rồi" hoặc "Bác Dương thôi đã mất rồi"... v.v. Câu thơ thứ hai chỉ còn là sự cụ thể hóa tâm trạng trên mà thôi: sự ngậm ngùi man mác bao trùm lên tất cả, từ nước non, cây cỏ, mây trời cho đến tận lòng người. Sau phút giây bàng hoàng đau đớn ấy là nỗi nhớ da diết về người bạn cũ. Cùng một lúc, kỷ niệm của tình bạn mấy chục năm như hiện ra tất cả. Nhà thơ dành hẳn hai mươi câu để nhắc về quá khứ. Đọc đoạn thơ ấy rất nhiều lần ta thấy hai chữ: ”Cùng nhau"; "có lúc"; "có khi" được nhắc lại:

"Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau"

"Cũng có lúc chơi nơi dặm khách"

"Có khi bàn soạn câu văn"

"Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp"

"Có khi từng gác cheo leo"...

Ta cảm thấy hình như hai người là một, luôn luôn bên nhau, cùng hưởng cùng làm, gắn bó keo sơn không khác gì Kim - Kiều cùng đoàn viên ngày tái hợp:

"Khi chén rượu khi cuộc cờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên"

(Truyện Kiền - Nguyễn Du")

Sự gắn bó keo sơn của đôi bạn ấy, với hàng loạt kỷ niệm ấy, càng làm tăng tính chất đột ngột và tâm trạng đau xót của nhà thơ đối với người đã khuất:

"Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời"

Hai chữ làm sao thể hiện một tâm trạng băn khoăn, dằn vặt, ngạc nhiên, không hiểu, không tin vào cái sự thật đau lòng ấy. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Người ra đi thì đã ra đi. Nổi đau để lại cho người đang sống gánh chịu. Trong phút giây ấy, Nguyễn Khuyến như trách người đã khuất:

"Ai chẳng biết chán đời là phải

Vội vàng chi đã mải lên tiên"

Trong cuộc đời có khi oán người mà trách, có khi nặng nghĩa nặng tình với người cũng trách. Nguyễn Khuyến trách Dương Khuê bởi hai người đã quá trân trọng, yêu mến, vì nặng nghĩa nặng tình. Nghe lời trách mà thấy người đi, kẻ ở thật ân tình, chung thủy. Trách rằng: sao đã trót sinh ra, cùng nhau sướng khổ, nay bạn vội về nơi cực lạc và thoát lên tiên để lòng này phải đau đớn, bơ vơ, cô đơn trống trải. Toàn bộ phần kết của bài thơ là tâm trạng đó. Tâm trạng cô đơn trống trải được nhà thơ diễn đạt rất thành công:

"Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua"

Một câu thơ lục bát, năm chữ “không” lặp đi lặp lại tạo nên một khoảng trống vắng không cùng; một sự trống vắng tinh thần mà vật chất không bù đắp được. Bốn câu thơ tiếp tục làm rõ hơn tâm trạng cô đơn, trống trải, cái cảm giác mọi thứ đểu trờ nên vô nghĩa khi bạn không còn:

"Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa

Giường kia treo những hững hờ

Đàn kia gảảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn"

Tất cà tấm lòng và tâm trạng trên ở nhà thơ đều rất chân thật, không hề giả dối, gượng ép. Cả bài thơ là tiếng khóc buổn đau viếng bạn. Có thể mượn câu thơ của Hoàng Lộc sau này mà diễn tả tâm tỉnh của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê:

"Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như cắt"

(Viếng bạn)

Hai câu kết của bài Khóc Dương Khuê nghe qua tưởng vô tình mà thực ra chứa chất nỗi đau rất đỗi chân thành:

"Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan"

Tâm trạng đau đớn, buổn thương, cô đơn trống trải của Nguyễn Khuyến qua bài Khóc Dương Khuê, vốn là tình cảm chân thành, sâu đậm của tác già với người bạn tri âm đã khuất. Tâm trạng ấy còn được nhân lên gấp bội khi Nguyễn Khuyến phải sống giữa một xã hội nhố nhăng với bao điều bất công ngang trái. Ông hiếu rất rõ, thấy rất rõ và nhận ra đúng sai tất cả, nhưng không biết ngỏ cùng ai: "Bìết đưa ai, ai biết mà đưa". Tâm trạng ẩy phải chăng là tâm trạng tiêu biểu của tầng lớp trí thức, sĩ phu yêu nước thất thế hổi đầu thế kỷ (Bài thơ này làm năm 1902).

Cũng như Tú Xương, nói đến Nguyễn Khuyến người ta thường nghĩ đến một nhà thơ châm biếm, luôn ném tiếng cười chua cay, uất hận vào cái xã hội nửa Tây nửa ta ngày trước. Nhưng rõ ràng bên cạnh một Nguyễn Khuyến luôn cất tiếng cười mỉa mai chua xót ấy, còn có một Nguyễn Khuyến thật nặng nghĩa, nặng tình, một Nguyễn Khuyến âm thầm khóc đất nước, nhân dân và khóc bạn. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận xét: "Yên Đổ tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu". Bài thơ Khóc Dương Khuê là một bằng chứng hùng hồn, tiêu biểu cho tâm trạng và tấm lòng nặng nghĩa, nặng tỉnh ấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.