Về việc học, có nhiều điều cần trao đổi. Ở đây, tôi chỉ bàn về phương châm "Học đi đôi với hành ”.
Hành nghĩa là gì? - Hành nghĩa là hành động, thực hành, nghĩa là làm và ứng dụng, vận dụng,... “Học đi đôi với hành ” nghĩa là học phải gắn liền với hành động, thực hành, phải đem lí thuyết, kiến thức học được ứng dụng, vận dụng vào thực tế.
Việc học trước hết phải nắm vững phần lí thuyết là những tri thức, kiến thức, là những nguyên lí, định lí, quy luật đã được đúc kết, tổng kết... có giá trị định hướng, soi sáng cho khâu thực hành tiếp theo. Học sinh tiểu học có học kĩ, học tốt các quy tắc toán, có học thuộc bản cửu chương thì mới có thể làm được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia,... Có nắm được các định lí, các công thức hóa học, các nguyên tắc, quy tắc vật lí, thì mới có thể học tốt các môn toán, lí, hóa. Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế, các sự kiện lịch sử, các quy tắc ứng xử, giao tiếp,... là những kiến thức cơ bán cần phải học kĩ, học sâu. Phải học cho rộng, suy cho kĩ, vừa học vừa hỏi là cách học tập hiệu quả nhất. Các thư sinh ngày xưa chỉ học Tứ thư, Ngũ kinh,... nên miệt mài, chuyên cần, đọc sách thâu canh, mong trở thành ông tú, ông cử, ông nghè. Nhà thơ Tú Xương đã nói lên thật đúng cách học tập ấy:
“Học những sôi cơm nhưng chửa chín,
Thi không ăn ớt thế mà cay!"
Khâu thứ hai của học tập là “hành”. Làm bài tập (văn, toán, lí, hóa,...) là hành. Tập dịch, tập nói, tập viết tiếng Anh, tiếng Pháp,... là hành. Vẽ bản đồ, làm thí nghiệm, tập gieo trồng, chăm bón hoa, lá... ở vườn trường, tham quan, cắm trại - là hành.
Học và hành là hai khâu gắn bó chặt chẽ với nhau. Có học lí thuyết thì mới biết thực hành. Có hành thì mới biết vận dụng lí thuyết vào công việc cụ thể. Hành mà không học, hoặc ít học thì sao có thể tinh thông. Học mà không hành thì rơi vào tình trạng lí thuyết suông.
Trần Quốc Tuấn không những chỉ cho các vương hầu đóng chiến thuyền, mở thao trường, võ đường, chiêu tập binh mã mà còn viết “Binh thư yếu lược n cho tướng sĩ chuyên tập. Nhờ thế mới tạo nên trăm vạn hùng binh “sát Thát”, mới chém đầu Toa Đô, bắt sống Ô Mã Nhi, viết nên chiến công Bạch Đằng Giang bất tử
"Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi! "
(Bạch Đằng Giang phú - Trương Hán Siêu)
Lãn Ông Lê Hữu Trác, đại danh y của Đại Việt trong thế kỉ XVIII đã rời bỏ quan trường và từ giã Thăng Long hoa lệ sầm uất vào Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, lúc vào rừng sâu hái thuốc, lúc đội nón mang tơi tầm tã mưa gió đêm khuya mấy dặm đường để chữa bệnh cho dân. Ông miệt mài làm thuốc suốt 30 năm trời nên mới để lại bộ sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh ” gồm 66 quyển.
Kĩ sư Trần Đại Nghĩa chế tạo súng đạn bom mìn trang bị cho bộ đội ta kháng chiến. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ chế tạo ra pê-nê-xi-lin để cứu chữa thương binh. Nhà nông học Lương Định Của đã hai sương một nắng cùng với bà con nông dân mà lai tạo được nhiều giống lúa có năng suất cao, v.v... Có biết bao trí thức lỗi lạc khác đã đem tài năng hiến dâng cho Tổ quốc và nhân dân. Những chiến công, thành tựu vĩ đại của những nhà quân sự, nhà khoa học lừng danh đã nêu lên bài học “Học đi đôi với hành ”, “Học để phụng sự Tổ quốc " - cho thế hệ trẻ chúng ta ngày nay noi theo.
Tóm lại, không thể học suông, học chay. Cũng không thể chỉ biết làm mà không học. Học là để làm người - con người hữu dụng. Cho nên phải biết “Học đi đôi với hành ". Các câu tục ngữ như: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”; “Đi một buổi chợ học một rớ khôn ” (rớ là cái rú y cái rổ); “Học thầy không tày học bạn $\... đều có nội dung nêu lên bài học về phương châm “Học đi đôi với hành ”.
Suốt đời phải học và tự học. Muốn biến “sự học là cái chìa khóa mà mọi kho tàng ” thì các anh, các chị, các em, chúng ta phải kiên trì thực hiện “Học đi đôi với hành