Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một gia đình gồm những ai, phân tích vị trí của anh chị em trong gia đình, quan niệm về gia đình của người Việt Nam như thế nào,. nhằm giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên, nội dung bài viết "Quan niệm về gia đình của người Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế" dưới đây. | 16 Xã hội học số 3 - 2007 Quan niệm về gia đình của người Việt Nam nghiên cứu trường hợp tại yên bái tiền giang và Thừa Thiên - Huế Vũ Mạnh Lợi I. Giới thiệu Khái niệm gia đình thường được mặc nhiên coi là có ý nghĩa rõ ràng và ai cũng hiểu như ai. Từ gia đình có lẽ được dùng nhiều vào loại nhất trong ngôn ngữ hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong các nghiên cứu về gia đình song hiếm khi nó được định nghĩa rõ ràng. Nhiều văn bản pháp quy của nhà nước cũng dùng từ này mà không có định nghĩa rõ ràng. Kể từ khi ra đời vào ngày 29 tháng 12 năm 1959 Luật Hôn nhân và Gia đình của nước ta đã hai lần sửa đổi vào các năm 1986 và 2000 song chỉ đến năm 2000 Luật Hôn nhân và Gia đình mới có định nghĩa về gia đình Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 . Định nghĩa nêu trên không có ràng buộc nào về việc các thành viên của gia đình có phải sống cùng với nhau dưới một mái nhà hay không hoặc họ có cần có ngân sách chi tiêu chung hay không. Nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về gia đình cho thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng được mọi người chấp nhận về gia đình Mai Huy Bích 2003 Coltrane và Collins 2001 . Các hình thái gia đình quá đa dạng và cách hiểu của mỗi người ở mỗi nước mỗi vùng thậm chí trong cùng một địa phương cũng rất khác nhau khiến cho việc đưa ra một định nghĩa rõ ràng về gia đình là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất với nhau về một số đặc điểm của quan hệ gia đình dựa trên quan hệ huyết thống hôn nhân hoặc nuôi dưỡng cha mẹ nuôi con nuôi. . Coltrane và Collins 2001 cho rằng gia đình phản ánh các quan hệ xã hội nhiều hơn các quan hệ sinh học và nhấn mạnh ba đặc tính là quyền sở hữu về tình dục rights of sexual possession các quan hệ liên quan đến tài sản kinh tế economic property và .