Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ bang Tây Ghats (Ấn Độ), có lẽ đã được trồng cách nay khoảng 6000 năm (Sasikumar và ctv., 1999; Ravindran và ctv., 2000). Mời bạn đọc cùng tham khảo Báo cáo: Tổng quan đề tài chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác hồ tiêu để tìm hiểu về kết quả nghiên cứu tron nước và kết quả nghiên cứu ngoài nước về chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác hồ tiêu. | TỔNG QUAN ĐỀ TÀI CHỌN TẠO GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC HỒ TIÊU Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cây hồ tiêu Piper nigrum L. thuộc họ Piperaceae có nguồn gốc từ bang Tây Ghats Ấn Độ có lẽ đã được trồng cách nay khoảng 6000 năm Sasikumar và ctv. 1999 Ravindran và ctv. 2000 . Tuy nhiên Chevalier 1925 cho biết cây tiêu chắc chắn là cây bản địa ở Đông Dương bằng chứng là Balanca đã tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì miền Bắc Việt Nam. Ở Campuchia người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêu trong rừng. Chi Piper có khoảng 1000 loài trong đó có khoảng 110 loài hiện diện ở Ấn Độ và các nước Châu Á. Các loài thuộc chi Piper có số cặp nhiễm sắc thể biến động trong khoảng 2n 36-132. Piper nigrum có bộ nhiễm sắc thể 2n 36-128 do vậy việc phân loại các giống cultivar tiêu thường dựa vào số cặp nhiễm sắc thể. Việc phân định giống dựa vào phân tích nhiễm sắc thể rất tốn kém và không phải lúc nào cũng có điều kiện thực hiện. Viện Nghiên cứu Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế đưa ra bảng chỉ dẫn dựa vào các chỉ tiêu hình thái để nhận diện giống tiêu bao gồm 29 chỉ tiêu về thân lá và các đặc tính sinh trưởng 30 chỉ tiêu về gié và quả hạt tươi và sáu chỉ tiêu về hạt IPGRI 1995 . Kết quả điều tra trong sản xuất được tiến hành bởi IISR cho thấy chỉ riêng ở Ấn Độ đã có 38 giống tiêu được trồng phổ biến và 63 giống khác được phát hiện IISR 1997 . Viện Nghiên cứu Gia vị Ấn Độ IISR tiến hành chương trình tuyển chọn và lai tạo giống hồ tiêu từ năm 1953 với mục đích chọn tạo được các giống tiêu có khả năng cho năng suất cao và kháng được sâu bệnh. Viện đã đưa vào sản xuất giống tiêu lai Panniyur-1 cho năng suất cao và chống chịu tốt bệnh chết nhanh và đang khu vực hoá hai giống Panniyur-2 và Panniyur-3. Hiện IISR đang trồng bảo quản và theo dõi tập đoàn 2.300 mẫu giống bao gồm cả 940 mẫu giống tiêu hoang dại IISR 2005 . Sim và ctv. 1993 cho biết có ba giống tiêu được trồng nhiều ở Malaysia trong đó Kuching là giống được trồng phổ biến nhất cho năng suất khá cao nhưng dễ nhiễm bệnh chết nhanh do