Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn thu, phát triển nguồn thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế, phân tích thực trạng và những nhân tố tác động đến nguồn thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam và định hướng giải pháp phát triển quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam. | 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế là những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những loại hình bảo hiểm này luôn là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước nhất là trong điều kiện khí hậu trái đất biến đổi nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi và tốc độ già hoá dân số đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở nước ta sau khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm chủ trương cụ thể về lĩnh vực y tế và theo tinh thần Đại hội VI của Đảng là Nhà nước và nhân dân cùng làm 31 . Từ quan điểm này mà chính sách BHYT đã ra đời và từng bước phát triển đến ngày nay. Tại Đại hội VIII của Đảng chủ trương phát triển BHYT lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết với định hướng Tăng đầu tư của Nhà nước kết họp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển BHYT 32 Tiếp đến Đại hội IX lại chỉ rõ Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tiến tới BHYT toàn dân 33 . Đại hội X và XI chủ trương phát triển BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ hơn theo tinh thần Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng phát triển mạnh mẽ hệ thống BHXH BHYT tiến tới BHYT toàn dân 34 35 . Thực hiện quan điểm và định hướng trên chúng ta đã thể chế hoá chính sách BHYT bằng một loạt các văn bản có tính pháp lý cao và bắt đầu là Nghị định 299 HĐBT năm 1992 Nghị định 58 1998 NĐ-CP năm 1998 Nghị định 63 2005 NĐ-CP năm 2005 và cao nhất là Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 14 11 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 7 2009. Từ khi BHYT được thực hiện ở nước ta đến nay tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội là rất lớn. Cụ thể số người tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm đến nay đã có gần 70 dân số tham gia BHYT kéo theo đó là nguồn thu của quỹ BHYT cũng tăng nhanh từ đó làm giảm đáng kể gánh nặng cho NSNN. Đặc biệt những người nghèo những người sống ở vùng sâu vùng xa đã có cơ hội được chăm sóc sức khoẻ KCB thông qua BHYT với sự trợ giúp đắc lực từ phía 2 Nhà nước. Tuy nhiên .