Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này. Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ. | Vẻ đẹp người chiến sĩ trong tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe không kính và những ngôi sao xa xôi Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này. Bằng cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những Thạch Sanh của thế kỷ XX . Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại. Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này đó là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 rút từ tập thơ Vầng trăng quầng lửa là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. Khai thác đề tài chiến tranh tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy chất thơ vẫn cứ tuôn trào Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo không có kính vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường bom giật bom