Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Dưới đây là "Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2012-2013 môn Sinh học 12 - Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai" mã đề thi 132 mời các bậc phụ huynh, thí sinh và thầy cô giáo cùng tham khảo để để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. | SỞ GD ĐT GIA LAI ĐỀ CHÍNH THỨC Họ tên thí sinh . KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn Sinh học lớp 12 - ThPT Thời gian làm bài 60 phút 48 câu trắc nghiệm Mã đề thi 132 .SBD . A phần chung cho tất cả thí sinh 32 câu từ câu 1 đến câu 32 Câu 1 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên A. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. B. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp. D. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. Câu 2 Ở đồng rêu phương Bắc cứ 3 - 4 năm số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut là con mồi chủ yếu của cáo . Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì ngày đêm. D. theo chu kì mùa. Câu 3 Trong tự nhiên khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong. C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. D. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng. Câu 4 Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. phân bố đồng đều. B. không xác định được kiểu phân bố. C. phân bố theo nhóm. D. phân bố ngẫu nhiên. Câu 5 Trong cùng một thủy vực người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là A. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài. B. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao .