Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tình hình quốc tế Những năm cuối thập kỷ 80s của thế kỷ XX là dấu mốc quan trọng của việc bùng nổ những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật.Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh làm động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất | Học viện ngoại giao Khoa Chính trị quốc tế và ngoại giao Môn Chính sách đối ngoại Tiểu Luận rx J A Đề tài Đổi Mới Tư Duy Đối Ngoại Trong Quan Hệ Với Các Nước Lớn Sinh viên thực hiện Nghiêm Thị Chuyên Lớp H33 Hà Nội tháng 4 năm 2009 MỤC LỤC Phần một I.Bối cảnh chung.2 II .Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại.4 Phần hai I.Nước lớn và vai trò của nước lớn trong quan hệ quốc tế.5 II. Tác động của các nước lớn đến Việt Nam.7 III.Đổi mới tư duy đối ngoại trong quan hệ với các nước lớn.8 Phần ba Kết luận chung.14 Danh mục tài liệu tham khảo.16 1 Phần một Mở đâu I Bối cảnh chung 1. Tình hình quốc tế Những năm cuối thập kỷ 80s của thế kỷ XX là dấu mốc quan trọng của việc bùng nổ những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật.Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh làm động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.Cho đến cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ mới nền kinh tế thế giới đã thực sự bước sang giai đoạn của nền kinh tế tri thức. Đây là tiền đề đầu tiên cho quá trình toàn cầu hoá mà hiện nay đang trở thành xu hướng phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống.Bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá một xu hướng lớn đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ là tự do hoá thương mại. Điều này tác động đến các quốc gia không chỉ về mặt kinh tế mà còn về cả chính trị xã hội an ninh và quan hệ quốc tế.Trong môi trường đó nổi lên một vài nhân tố nổi bật là các nước lớn như Mỹ Nhật Bản Trung Quốc và liên minh châu Âu EU.Đó là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu và chính họ đang phần lớn năm giữ và chi phối nhiều tổ chức kinh tế thế giới và tất nhiên chi phối luôn cả cục diện chính trị thế giới và chi phối việc hoạch định chính sách đối ngoại của nhiều nước. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh khi thế giới còn chia thành hai cực đối đầu thì mục tiêu chủ yếu của khối các nước tư bản chủ nghĩa TBCN là ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội CNXH còn mục .