Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành - Nhìn từ góc độ bảo đảm quyền của người sử dụng đất Thoả thuận giữa hai bên với nội dung sau khi HĐLĐ kết thúc, NLĐ không được làm việc cho đơn vị cạnh tranh với NSDLĐ (cấm cạnh tranh) phải được lập thành văn bản). Hãn hữu cũng có trường hợp hai bên thoả thuận trong HĐLĐ về việc thay đổi một hoặc một số nội dung hợp đồng thì phải lập thành văn bản (ví dụ thay đổi điều khoản tiền lương) | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl PHẤP LUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM HIỆN HÀNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGUỜI sử DỤNG ĐẤT 1. Pháp luật đất đai trong việc bảo hộ các quyền kinh tế của người sử dụng đất Đất đai ở Việt Nam thuộc công thổ quốc gia với tuyên ngôn chính trị-pháp lí là Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu . Như vậy chủ sở hữu đất đai được ghi nhận tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 và Điều 5 Luật đất đai năm 2003 đó là toàn dân . Tuy nhiên chủ thể này chỉ có thể thực hiện sứ mạng lịch sử của mình khi chuyển giao quyền sở hữu cho người đại diện là Nhà nước với các lợi thế của chủ thể quyền lực về kinh tế về chính trị và pháp lí. Do vậy Nhà nước trở thành đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai toàn bộ vốn đất quốc gia được Nhà nước quản lí. Song sẽ là vô nghĩa nếu như hình dung rằng Nhà nước sẽ tự mình thực hiện toàn bộ các quyền của đại diện chủ sở hữu với các quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đất đai. Trên thực tế bằng việc giao đất cho thuê đất công nhận quyền sử dụng đất Nhà nước chính thức trao các quyền kinh tế cho người sử dụng đất khai thác công năng đất đai để từ đó mục đích của người đại diện chủ sở hữu được hiện thực hoá và cũng qua đó lợi ích kinh tế của người sử dụng đất được bảo đảm. Cho nên khía cạnh sở hữu đất đai ở Việt Nam hiểu cho đúng phải là sự thống nhất TS. TRẦN QUANG Huy giữa quyền năng sở hữu thuộc về Nhà nước với các quyền năng kinh tế mà người sử dụng đất có được do sự bảo hộ của người đại diện chủ sở hữu. Từ Bộ luật dân sự năm 1995 đến Bộ luật dân sự năm 2005 và từ Luật đất đai năm 1993 đến Luật đất đai năm 2003 là bước tiến lớn trong việc công nhận các quyền kinh tế của người sử dụng đất đối với các giao dịch dân sự về đất đai. Từ chỗ chỉ hộ gia đình cá nhân có quyền thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất đến nay các chủ thể đó bao gồm cả tổ chức kinh tế trong nước tổ chức cá nhân nước ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy quyền sử dụng đất đã trở thành tài sản có giá trị của người sử dụng đất từ