Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài này trình bày nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp. Ðây là nguyên tắc do G. Frege đề xuất. Theo nguyên tắc này, nghĩa toàn thể của một câu có thể được miêu tả tùy theo sự phụ thuộc lẫn nhau về chức năng của các nghĩa của các bộ phận đúng ngữ pháp của nó. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Nghiên cứu Nước ngoài Tập 30 số 1 2014 1-6 ___________________NGHIÊN CỨU________________________ Nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp tiếng Việt 1 Nguyễn Thiện Giáp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Việt Nam Nhận bài ngày 10 tháng 2 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2014 Tóm tắt Bài này trình bày nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp. Đây là nguyên tắc do G. Frege đề xuất. Theo nguyên tắc này nghĩa toàn thể của một câu có thể được miêu tả tùy theo sự phụ thuộc lẫn nhau về chức năng của các nghĩa của các bộ phận đúng ngữ pháp của nó. Có nhiều quy tắc kết hợp các nghĩa cũng như nhiều cấu trúc cú pháp trong tiếng Việt và rõ ràng chúng ta không thể xem xét tất cả chúng ở đây. Để đi đến phán đoán các nghĩa đã được tạo ra thế nào chúng tôi sẽ xem xét hai loại thí dụ kết hợp chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn và việc gắn các nghĩa tính từ vào việc thay đổi các danh từ. Từ khóa Nguyên tắc hợp thành chân trị điều kiện chân trị trường cảnh khả hữu giao nhau thuần túy giao nhau tương đối không giao nhau. 1. Nguyên tắc hợp thành Nghĩa của câu được xác định không phải chỉ bởi nghĩa của các đơn vị từ vựng trong câu mà còn bởi cấu trúc ngữ pháp của câu. Hai câu có thể cấu tạo bởi cùng một số đơn vị từ vựng với cùng một cách giải thuyết nghĩa cho mỗi đơn vị nhưng có nghĩa khác nhau. Thí dụ Anh yêu em và Em yêu anh cùng sử dụng ba từ như nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Nghĩa học cú pháp nghiên cứu những nghĩa của các đơn vị từ vựng riêng biệt kết hợp như thế nào để tạo nên các đơn vị nghĩa lớn hơn. ĐT. 84-917879047 Email nguyenthiengiap@yahoo.com.vn 1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED trong đề tài mã số VII2.2012.06 Trước hết chúng ta không thể chỉ cộng tất cả các nghĩa của đơn vị từ vựng để tạo nên nghĩa của cái toàn thể. Nếu nghĩa học hoạt động theo cách đó thì chúng ta sẽ chờ đợi hai câu Con mèo đuổi con chó và Con chó đuổi con .