Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sáng kiến “Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO XÚC CẢM LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 A. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên Khuất Thị Hồng Sinh ngày 08 04 1981 Năm vào ngành 2003 Chức vụ đơn vị công tác Giáo viên trường THPT Ba Vì Trình độ chuyên môn Đại học Sư phạm Hà Nội Hệ đào tạo Chính quy Bộ môn giảng dạy Lịch sử A.PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Thực hiện lời dạy đó của chủ tịch Hồ Chí Minh bộ môn Lịch sử đã được Nhà nước và Chính phủ ta quan tâm chú trọng đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ cấp tiểu học và cũng để môn học này phát huy được vai trò là cô giáo của cuộc sống . Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước đặc biệt giai đoạn 1954 - 1975 giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước quân và dân ta đã lần lượt đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh của Mĩ chiến lược Chiến tranh đơn phương Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó. Tuy nhiên có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung bộ môn lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút. Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử dẫn đến việc học sinh học chống đối học trước quên sau có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn lịch sử bị mất dần vị trí trở thành môn học phụ trong khi trước đây .