Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của bài viết này nhằm đánh giá vai trò của các hình thế thời tiết gây mưa sinh ra lũ lụt ở lưu vực sông Hương để làm cơ sở cho việc dự báo mức độ ngập lụt, phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 61 năm 2014 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY MƯA LŨ Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - GIAI ĐOẠN 1976 - 2013 NGUYỄN HOÀNG SƠN TÓM TẮT Vai trò của các hình thế thời tiết gây mưa lũ ở lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá thông qua phân tích số liệu mưa lớn diện rộng thời kì 1976 -2013 và 99 trận lũ trong thời kì 1981 - 2013. Có 8 loại hình thế gây lũ chủ yếu và 5 hình thế không chủ yếu hoặc đơn thuần hoặc kết hợp đã gây ra các đợt mưa sinh lũ trong 33 năm trên lưu vực sông Hương trong đó bão áp thấp nhiệt đới dải hội tụ nhiệt đới và không khí lạnh được xem là các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn. Từ khóa hình thế thời tiết mưa lũ lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế. ABSTRACT Evaluating of weather complexions causing diluvial rains on the Huong river valley in Thua Thien Hue province - period 1976 - 2013 The role of the weather complexions causing diluvial rains on Huong river valley was estimated by data analysis of heavy rains on large area from 1976 to 2013 and 99 floods from 1981 to 2013. There are eight official weather complexions and 5 unofficial ones bringing diluvial rains for 33 years on Huong river valley in which great factors were typhoon intertropical low pressure zone intertropical convergence zone and winter monsoon. Keywords weather complexions rain flood Huong river valley Thua Thien Hue province. 1. Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương là một vùng rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm phần lớn lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một vùng tập trung nhiều tiềm lực kinh tế của tỉnh với 68 diện tích tự nhiên 67 6 dân số nhưng đóng góp 75 - 85 giá trị GDP gần 90 giá trị gia tăng công nghiệp và 80 - 85 giá trị xuất khẩu. Vùng thượng lưu và vùng trung lưu có nhiều tiềm năng lớn về phát triển các ngành nông nghiệp như trồng cây công nghiệp cây ăn quả chăn nuôi gia súc trồng rừng và kinh tế vườn đồi. Vùng hạ lưu nối với các đầm phá ven biển có thể phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải