Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguyễn Thị Thụy Vũ Năm 1963, trên tạp chí Bách Khoa, xuất bản tại Saigòn, bắt đầu xuất hiện một số truyện ngắn của một cây bút nữ lạ huơ lạ hoắc. Sự huơ, hoắc này không chỉ mang ý nghĩa một tên tuổi mới, mà, nó còn huơ hoắc ở cả phương diện nội dung nữa. Đó là những truyện ngắn ký tên Nguyễn Thị Thụy Vũ. Nguyễn Thị Thụy Vũ xuất hiện trên văn đàn miền Nam khi Nhã Ca đã có một chỗ đứng riêng biệt vững vàng cả về thơ lẫn truyện; khi Túy Hồng đã. | vietmessenger.com Nguyễn Thị Thụy Vũ Đàn Kiến Lửa Trường Hợp Nguyễn Thị Thụy Vũ Năm 1963 trên tạp chí Bách Khoa xuất bản tại Saigòn bắt đầu xuất hiện một số truyện ngắn của một cây bút nữ lạ huơ lạ hoắc. Sự huơ hoắc này không chỉ mang ý nghĩa một tên tuổi mới mà nó còn huơ hoắc ở cả phương diện nội dung nữa. Đó là những truyện ngắn ký tên Nguyễn Thị Thụy Vũ. Nguyễn Thị Thụy Vũ xuất hiện trên văn đàn miền Nam khi Nhã Ca đã có một chỗ đứng riêng biệt vững vàng cả về thơ lẫn truyện khi Túy Hồng đã định hình lấy cho mình bằng một lối văn chanh ớt rất địa phương rất Huế khi Trùng Dương được nhìn ngắm như kẻ đang cầm ngọn cờ đầu trong nỗ lực đuổi theo phong trào văn chương hiện sinh và khi Nguyễn Thị Hoàng vừa chính ngọ với tác phẩm Vòng Tay Học Trò như một táo tợn bất ngờ hiếm thấy của với văn chương Việt Nam ở thời kỳ còn quá nhiều rào cản. Tuy xuất hiện có phần muộn màng so với những cây bút nữ vừa kể nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ cũng đã có lấy cho mình một tư thế một móng vuốt riêng. Tư thế xuất hiện mang tên Nguyễn Thị Thụy Vũ kia là sự trần trụi của những chuyện kể mang nhiều tính tự sự về phần đời khuất lấp của cô. Đó là mặt thật của một người phụ nữ làm nghề dậy Anh văn cho những cô gái bán bar cho những vũ nữ những cô me mới tỉnh lẻ. Đó là thời điểm những người lính Mỹ ngơ ngáo hùng hục xuất hiện trên phần đất miền Nam Việt Nam. Những truyện ngắn có cốt truyện lớp lang đâu ra đấy đã hấp dẫn số đông lớp độc giả chỉ thích đọc những truyện có có cốt chuyện và câu truyện đáp ứng được tính tò mò. Móng vuốt mang tên Nguyễn Thị Thụy Vũ kia là những mô tả thật thà mộc mạc với những suy nghĩ và đối thoại rất đường phố rất gần gụi với bản năng cùng dục tính. Không kể Nhã Ca và Túy Hồng có một hướng đi khác trước Nguyễn Thị Thụy Vũ Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng cũng khai thác thể tài tình dục hoặc ẩn ức tâm sinh lý như cốt lõi hình thành tác phẩm. Nhưng trước một Trùng Dương còn cố tình mặc khoác cho tình dục chiếc áo ngủ triết lý và trí thức trước một Nguyễn Thị Hoàng còn .