Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, bên cạnh một thế giới thực với những miêu tả, phản ánh cụ thể và xúc động về cuộc sống xã hội, con người còn có sự tồn tại hiển nhiên của một thế giới khác, vô hình – thế giới của những giấc mộng. Trong bài viết này, tác giả đưa ra đôi điều suy nghĩ về những giấc mộng, những tưởng tượng mơ hồ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đồng thời chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc của nó. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Ngô Thị Thanh Tâm MỘNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU NGÔ THỊ THANH TÂM TÓM TẮT Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du bên cạnh một thế giới thực với những miêu tả phản ánh cụ thể và xúc động về cuộc sống xã hội con người còn có sự tồn tại hiển nhiên của một thế giới khác vô hình - thế giới của những giấc mộng. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra đôi điều suy nghĩ về những giấc mộng những tưởng tượng mơ hồ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đồng thời chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc của nó. Từ khóa thơ chữ Hán Nguyễn Du hư ảo mộng. ABSTRACT Dreams in Nguyen Du s Sino poems Reading Nguyen Dus Sino poems we easily realize the existence of a real world with specific descriptions reflections and emotions about the social life and people. Besides it is undeniable that an invisible world obviously exists in Nguyen Du s Sino poems. The article presents some of our opinions about dreams and unreal things in Nguyen Du s Sino poems and at the same time we also would like to indicate its significant art effects. Keywords Sino poems Nguyen Du unreal dream. Mộng đã xuất hiện trong văn học từ rất lâu. Thần thoại sử thi. là những minh chứng đầu tiên cho thấy sự xuất hiện của thế giới mộng. Đó là thế giới của thần tiên của những phép màu của những con người mang sức mạnh thần linh. Trong nghệ thuật mộng không chỉ là việc ghi lại những giấc mơ khi ngủ của nhà văn mộng còn là mong ước tưởng tượng của tác giả trong cuộc sống thực tại. Dù trong trường hợp nào khi đã là một sáng tạo hiện hữu trong văn bản ngôn từ nghệ thuật mộng đều đã đi qua sự khúc xạ đặc biệt của ý thức nhà văn để diễn tả một quan niệm của nhà văn về cuộc sống về thế giới. Mặc dù những giấc mơ đến từ thế giới tiềm thức vô thức nhưng khi nhà văn viết lại những giấc mơ ấy thành mộng trong tác phẩm ThS Trường Đại học Sư phạm TPHCM thì ý thức của ông đã làm việc đã in dấu vào giấc mộng trong nghệ thuật kia rồi. Thơ chữ Hán Nguyễn Du trùng điệp những giấc mộng. Từ mộng xuất hiện đến 26 lần trong 3 tập thơ chữ Hán