Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nội dung không thể thiếu ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, trong xu hướng đổi mới giáo dục nhằm phát triển năng lực (NL) cho người học ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện hoạt động này như thế nào vẫn còn để ngỏ. Bài viết đề cập đến hoạt động lĩnh hội tri thức môn Đạo đức của học sinh tiểu học (HSTH) dưới góc nhìn phát triển NL như là một cứ liệu quan trọng cho việc xác định hình thức và cách tiếp cận giáo dục đạo đức cho các em theo định hướng này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu HOẠT ĐỘNG LĨNH HỘI TRI THỨC MÔN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DƯỚI GÓC NHÌN PHÁT TRIỂN Năng lực NGUYỄN THỊ THU TÓM TẮT Giáo dục đạo đức cho học sinh là nội dung không thể thiếu ở bậc tiểu học. Tuy nhiên trong xu hướng đổi mới giáo dục nhằm phát triển năng lực NL cho người học ở Việt Nam hiện nay việc thực hiện hoạt động này như thế nào vẫn còn để ngỏ. Bài viết đề cập đến hoạt động lĩnh hội tri thức môn Đạo đức của học sinh tiểu học HSTH dưới góc nhìn phát triển NL như là một cứ liệu quan trọng cho việc xác định hình thức và cách tiếp cận giáo dục đạo đức cho các em theo định hướng này. Từ khóa giáo dục đạo đức năng lực. ABSTRACT Primary school students acquisition of knowledge in the subject Ethics from a competence-based perspective Ethical education for students is an indispensable content in primary schools. However in the new trend of reforming education with learner s competence development in the center in Vietnam nowadays how to implement it is still an unanswered question. The article discusses primary school students acquisition of knowledge in the subject Ethics from a competence-based perspective to serve as a significant evidence for identifying forms of and ways to ethical education with the new direction. Keywords ethical education competence. 1. Đặt vấn đề Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ưong Đảng lần thứ 8 khóa XI hiện nay ngành giáo dục và đào tạo nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện với định hướng từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và NL người học biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn chuyển từ nền giáo dục nặng về chữ nghĩa ứng thí sang một nền giáo dục thực học thực nghiệp 2 tr.5 . Theo đó một trong các nguyên tắc được xác định là kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm thành công của nền giáo dục Việt Nam 2 tr.6 . Những yêu cầu đó cho thấy việc đánh giá hiệu quả lĩnh hội tri thức hiện tại của học sinh HS theo