Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những bất cập của pháp luật về giải quyết đình công ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, sự pháp luật hoá các quan niệm, quan điểm đạo đức còn khá chung chung. Chẳng hạn, Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Điều 15 Luật thương mại năm 1998;. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỂ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG ỏ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT số KIẾN NGHỊ Đình công là hiện tượng phức tạp xuất hiện ở Việt Nam khi chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Điều đó đặt ra nhu cầu khách quan phải nhanh chóng có các quy phạm pháp luật điều chỉnh và giải quyết đình công một cách hiệu quả. Sự ra đời của các quy định về giải quyết đình công trong Bộ luật lao động năm 1994 và các văn bản hướng dẫn như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 Công văn số 40 KHXX ngày 6 7 1996 chính là nhằm mục đích đáp ứng những yêu cầu nói trên. Từ đó đến nay việc áp dụng các quy định về giải quyết đình công đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Bài viết này nêu một số bất cập chủ yếu có thể xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tính không khả thi của pháp luật về giải quyết đình công và bước đầu đưa ra một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những bất cập đó. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về thực chất của việc giải quyết đình công 1 Có quan điểm cho rằng giải quyết đình công chỉ đơn thuần là việc xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Đình công là quyền pháp định của người lao động được ghi nhận tại khoản 4 Điều 7 Bộ luật lao động nên việc thực hiện quyền đình công phải tuân thủ các quy định của pháp luật để ThS. ĐỖ NGÂN BÌNH đảm bảo tính hợp pháp. Do đó giải quyết đình công thực chất là xác định tính hợp pháp trong hành vi ngừng việc của tập thể lao động. 2 Có quan điểm lại cho rằng để giải quyết tri ệt để vấn đề đình công phải giải quyết toàn diện các vấn đề như xác định tính hợp pháp của cuộc đình công giải quyết nội dung của cuộc đình công xem xét hậu quả pháp lí của cuộc đình công. Những cách hiểu khác nhau đã gây khó khăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đình công thủ tục giải quyết cũng như những hoạt động cần tiến hành trong quá trình giải quyết đình công. Chúng tôi cho rằng không thể xác định một cách cứng nhắc những nội dung cơ bản của hoạt động giải quyết đình công mà trong từng