TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NHỮNG BẤT CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 75/CP VỀ CÔNG CHÚNG VÀ CHỨNG THỰC"

Có thể nói hoạt động công chứng đã xuất hiện khá sớm ở Việt Nam(1). Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã áp đặt kiểu mẫu công chứng của họ vào nước ta mà điển hình là Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng (được áp dụng ở Đông Dương theo Nghị định ngày 7 tháng 10 năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương ). | NHỮNG BẤT CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 75 CP VỀ CÔNG CHÚNG VÀ CHỨNG THỰC TRẦN VĂN BẢY ThS. Giảng viên khoa Luật Hành chính Trường Đại học Luật TP. HCM Có thể nói hoạt động công chứng đã xuất hiện khá sớm ở Việt Nam 1 . Khi xâm lược nước ta thực dân Pháp đã áp đặt kiểu mẫu công chứng của họ vào nước ta mà điển hình là Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng được áp dụng ở Đông Dương theo Nghị định ngày 7 tháng 10 năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương . Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục kế thừa mô hình công chứng đã có trước đó tuy có lược bỏ những quy định cũ trái với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa. Nhưng do những điều kiện khách quan mà trong suốt hơn 40 năm sau đó hoạt động công chứng ở nước ta bị đình trệ hầu như không tồn tại mọi giao dịch giấy tờ thuộc lĩnh vực công chứng đều do Ủy ban hành chính thực hiện. Ngày 27 tháng 2 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 45 HĐBT chính thức khôi phục lại hoạt động công chứng ở nước ta. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau Nghị định 45 HĐBT cũng đã cho phép những nơi chưa thành lập được Phòng Công chứng thì UBND tiếp tục thực hiện một số việc công chứng. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 45 HĐBT bên cạnh những thành tựu bước đầu đã cho thấy văn bản này chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng gia tăng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Ngày 18 tháng 5 năm 1996 Chính phủ ban hành Nghị định 31 CP về tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước để thay thế Nghị định 45 HĐBT. Trên cơ sở đó Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số ngày 3 tháng 10 năm 1996 để hướng dẫn thực hiện Nghị định 31 CP. Các văn bản này đã khắc phục một số điểm bất hợp lý trong hoạt động công chứng nhưng phải thừa nhận rằng nội dung của Nghị định 31 CP và Thông tư 1411 còn có quá nhiều bất cập gây khó khăn lúng túng trong hoạt động của các cơ quan công chứng đặc biệt là gây nên sự phiền hà cho các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.