Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc đối thoại thứ ba giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Kết quả là Hồ Chí Minh, đã cùng một lúc gặp nhân loại cũ của thế giới cũ và phát hiện ra nhân loại mới của thế giới mới để rồi kiên định suốt đời đứng về phía nhân loại mới nhằm tìm đường giải phóng và phát triển cho dân tộc và nhân loại cần lao. | Cũng chính ở đây, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề giải phóng thuộc địa trên một bính diện mới. Từ sinh thời Các Mác (1818-1883) cho đến những năm hai mươi của thế kỷ trước, quan điểm chính thống chung là cách mạng vô sản ở các nước công nghiệp Tây Âu và Bắc Mỹ, có thuộc địa khắp hành tinh là chủ thể đóng vai trò quyết định tiến trình phát triển. Thắng lợi của cách mạng chính quốc là điều kiện tiên quyết cho công cuộc giải phóng thuộc địa. Nhận thức rõ nhược điểm của cách mạng phương Đông cũng như của Việt Nam là sự cô lập trong khi tư bản chính quốc thì liên kết thành hệ thống, Hồ Chí Minh tìm chỗ dựa quốc tế và ra sức học hỏi nhiều từ tư tưởng phương Tây trong đó có học thuyết Mác. Nhưng với hành lý trí tuệ, với ý thức thường trực về bản thân lịch sử và nguồn lực của dân tộc như đã trình bày ở trên, ngay trong khi tìm chỗ dựa quốc tế ở phong trào cộng sản và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh vẫn tự xác định được niềm tin bất di bất dịch vào cách mạng giải phóng dân tộc và chủ trương rằng cách mạng ở chính quốc và thuộc địa có tác dụng tương hỗ với nhau, công cuộc giải phóng thuộc địa không nhất thiết phải chờ sự thành công của cách mạng ở chính quốc, hơn nữa còn “có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Tầm nhìn chiến lược đó của Hồ Chí Minh đã được diễn đạt bằng một khẳng định logic từ tháng 5 năm 1921 như sau: