Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu người Thái ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay" dưới đây. Nội dung bài viết trình bày về những vấn đề lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa tộc người,. | 58 Nguyễn Công Thảo MỘT VÀI NHẬN XÉT VÈ TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM TỪ NÀM 1980 ĐẾN NAY NGUYỄN CÔNG THẢO 1. Giới thiệu chung Từ năm 1979 đến nay tỷ lệ gia tăng dân số ở người Thái không ngừng tăng và theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 người Thái đứng ở vị trí thứ 3 trong tổng số 54 tộc người ở Việt Nam. Với vị trí là một tộc người có dân sổ lớn người Thái là tộc người nhận được quan tâm của nhiều nhà khoa học1. Bài viểt này đưa ra một vài thống kê nhận xét ban đầu về tình hình nghiên cứu người Thái ở Việt Nam từ những năm 1980 đến nay với mục đích chính là tìm hiểu những chủ đề nghiên cứu thường được quan tâm. Nguồn tài liệu tham khảo là những công trình hiện có tại thư viện của Viện Dân tộc học. Tính đen cuối năm 2012 thống kê tại thư viện qua phương pháp tra từ khóa cho được 362 kết quả và có thể tạm xếp vào 6 nhóm chủ đề chính xem Bảng 1 . Cũng cần lưu ý rằng những con số thống kê trên chỉ mang tính tương đối bởi một công trình có thể được xếp vào các nhóm khác nhau. Tính đến năm 2012 đâ có 6 cuộc hội nghị Thái học toàn quốc được tô chức. Hội nghị Thái học quốc tế lẩn đầu tiên được tổ chức vào năm 1981 và luân phiên diễn ra 3 năm một lần ở các quốc gia khác nhau. Môn Thái học đã trở thành một ngành nghiên cứu ở một số nước Mỹ Nhật Pháp Anh Án Độ Trung Quốc Hà Lan. 2. Những vấn đề lịch sử tộc người 2.1. Sự xuất hiện của người Thái ở Việt Nam Từ những năm 1980 có 3 luồng quan điểm chính về nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam. Trường quan điểm thứ nhất cho rằng i Sự có mặt của người Thái ở Việt Nam là kết quả của quá trình di cư xuống phía Nam từ vùng Nam Trung Quốc của tổ tiên người Tày - Thái cổ nhằm tránh sự đồng hóa của người Hán ii Những nhóm Tày - Thái cổ đầu tiên di cư vào miền Bắc Việt Nam trong các thế kỷ đầu Công Nguyên và tiếp tục di cư vào Việt Nam với quy mô lớn hơn từ thế kỷ VIII và tiếp tục cho đến thế kỷ XIII khi triều đại Nam Chiếu ở Vân Nam sụp đổ do sự bành trướng của người Hán từ phía Bắc xuống. Địa điểm đặt chân và đồng thời