Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Liếc nhìn sang tôi, ông hỏi: em học gì.? Khi biết tôi học vẽ thì ông nhỏ nhẹ : 5 năm đại học nhanh lắm, cố nghiên cứu hình họa cho vững rồi sau ra trường tha hồ mà múa! Sau này có lần trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Thụ, ông cũng bảo Nguyễn .Sáng là người rất trọng hình họa. Khi chuyện trò về nghề, ông luôn đặc biệt đề cao hình họa. Về sáng tác ông bảo: Hãy nắm lấy triết học mà vẽ, đừng vẽ theo chính sách. Ông giải thích đại khái rằng cái triết học. | NHỮNG KỶ NIỆM VỀ NGUYỄN SÁNG Liếc nhìn sang tôi ông hỏi em học gì. Khi biết tôi học vẽ thì ông nhỏ nhẹ 5 năm đại học nhanh lắm cố nghiên cứu hình họa cho vững rồi sau ra trường tha hồ mà múa Sau này có lần trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Thụ ông cũng bảo Nguyễn Sáng là người rất trọng hình họa. Khi chuyện trò về nghề ông luôn đặc biệt đề cao hình họa. Về sáng tác ông bảo Hãy nắm lấy triết học mà vẽ đừng vẽ theo chính sách. Ông giải thích đại khái rằng cái triết học mà ông nói chính là qui luật biện chứng của tự nhiên điều này mãi mấy chục năm sau tôi mới dần hiểu . Còn về chính sách chỉ để giải quyết công việc trong một giai đoạn. Tôi nghe chỉ biết vậy. Đôi lúc nghĩ tới những điều ông nói thấy mông lung khó hiểu. Bây giờ khi ông đã đi xa tôi mới dần hiểu ra rằng mình thật hạnh phúc vì đã được diện kiến với ông dù chỉ một hai lần. Những lần trò chuyện ít ỏi ấy tôi đã cố gắng lắng nghe và may mắn đã ngộ ra khá nhiều điều cho đời sống nghệ thuật của mình . Khi xem bức tranh khắc gỗ Tình quân dân được sáng tác sau chiến dịch biên giới 1950 tôi đã nhận ra cái tài của ông khi ông cố ý dùng nét khắc để diễn tả một buổi chiều đang xuống ở một bản Tày. Những người lính và dân bản xúm xít ở vùng trung tâm tranh ông diễn tả nét dương ở không gian sáng bình thường. Nhưng phía rìa tranh thì ông lại dùng nét âm nền đen nét trắng để người xem cảm nhận được bóng tối đang thu dần không gian. Khi tôi hỏi ông sao không vẽ trận Phay Khắt -Nà Ngần bắt Lơpa - Sactong thì được ông giải thích như một chính trị viên em phải nhớ tình quân dân mới là cái gốc của chiến thắng. Trận đánh dù thắng lớn thì nó cũng vẫn chỉ là dấu chấm hết của một chiến dịch là một câu kết của bài văn .