Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007 là tìm hiểu quá trình chuyển biến các mặt về kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau mười năm tái lập từ năm 1997 đến năm 2007. Từ đó kiến nghị những giải pháp, dự đoán những triển vọng của sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau trong những năm sắp tới. | E . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO S 3 TRƯỜNG ĐẠI học sư phạm TP.HÒ chí minh Ngô Đình Khiêm QUÁ trình chuyền biến kinh tế - xã hội của tỉnh cà mau TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007 Chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam Mã số 60 22 54 LUẬN VĂN thạc Sĩ lịch sử NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC pgs.ts. nguyễn cảnh huệ Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Ngô Đình Khiêm MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc làm cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa lịch sử của từng địa phương và lịch sử của toàn dân tộc. Hiện nay lịch sử địa phương là một môn học ở các cấp học phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương đất nước giúp hình thành ở thế hệ trẻ tinh thần yêu nước trong sáng đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu quý gắn bó với quê hương cho học sinh hình thành ý thức về nghĩa vụ đối với quê hương đất nước nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Ngoài ra lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ - chủ nhân của xã hội trong tương lai - để đưa đất nước sánh vai cùng bè bạn khắp năm châu. Bởi lẽ nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác được học lịch sử địa phương còn làm cho thế hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng tổ chức và lãnh đạo đang được thực hiện và đem lại thành tựu ở khắp mọi .