Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án đã xây dựng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm tính hiệu lực (Effetiveness); tính hiệu quả (Efficiency) và tính bền vững (Stability),. Những đóng góp mới của luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước sau đây. | NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước Chuyên ngành Quản lý kinh tế Mã số 62340410 Nghiên cứu sinh Mai Công Quyền Mã NCS NCS31.38QL Người hướng dẫn 1. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà 2. PGS.TS. Lê Xuân Bá Cơ sở đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những đóng góp về mặt học thuật lý luận Trên cơ sở các lý thuyết cốt lõi về quản trị vốn trong doanh nghiệp và lý thuyết về quản trị công ty như Lý thuyết lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn trade off của Kraus và Litzenberger 1973 Lý thuyết thứ tự tăng vốn pecking order theory của Myers và Majluf 1984 Lý thuyết dòng tiền tự do free cash flow theory của Jensen 1986 Lý thuyết đại diện acency theory của Jensen và Meckling 1976 tác giả Luận án đã xây dựng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm tính hiệu lực Effetiveness tính hiệu quả Efficiency và tính bền vững Stability . Những phát hiện đề xuất mới rút ra từ kết quả nhiên cứu 1 Luận án đã làm rõ phương thức quản lý vốn nhà nước gián tiếp thông qua các công cụ và đòn bẩy kinh tế là không phù hợp với điều kiện Việt Nam mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc chưa phù hợp thay vào đó nên xem xét áp dụng mô hình Temasek của Singapore với các nội dung cụ thể như sau thực hiện quyền đại diện sở hữu và quyền của cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp được chủ động bán tài sản nhà nước bán công ty nhà nước và các hoạt động đầu tư . nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông trong đó có cổ đông nhà nước. 2 Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA luận án nhận diện 3 yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại các tổng công ty xây dựng nhà nước gồm có 1 cơ sở pháp lý để tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu 2 Cơ chế và chính sách về chức năng sở hữu phù hợp với công tác quản trị 3 Năng lực và điều kiện thực hiện giám sát của chủ sở hữu nhà nước. Trong đó