Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Để tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cầu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. | Trong lịch sử triết học, sự kế thừa và phát triển những tư tưởng hợp lý của người đi trước là xu hướng chung và tất yếu của mỗi trường phái triết học. Nhưng không phải ngay từ đầu, mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử, xu hướng đó mới được nhận thức. G.V.Ph.Hêgen là người đầu tiên chỉ ra xu hướng ấy khi trình bày quan niệm của mình về các vòng tròn của lịch sử triết học. Ông cho rằng triết học hiện đại là kết quả của những nguyên lý có từ trước đó. Thành thử, trong triết học không có một hệ thống nào bị lật đổ, không phải một nguyên lý triết học nào đó bị lật đổ, mà chỉ có sự giả định rằng nguyên lý đó là định nghĩa tuyệt đối, cuối cùng bị lật đổ mà thôi. Như vậy, lịch sử triết học không phải là bảng liệt kê các ý kiến đối lập với chân lý, mà là sự phát triển cụ thể của triết học trên con đường nhận thức chân lý. Hêgen viết : "Các hệ thống triết học cũng có sự khác nhau, nhưng sự khác nhau của chúng (hoàn toàn) không phải lớn như sự khác nhau giữa trắng và ngọt, xanh và gồ ghề, chúng đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả chúng đều là các học thuyết triết học, đó chính là cái mà mọi người bỏ qua khi coi chúng như là các học thuyết triết học, là những quan điểm tách biệt"(1). Phát triển quan điểm này, C.Mác cũng khẳng định rằng: " Triết học của mỗi thời đại phải có một số vật tư tư tưởng nào đó do các triết học trước đó truyền lại, làm xuất phát điểm"(2).