Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu về các cơ chế gây cười trong truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt dựa theo lý thuyết hành động lời nói gián tiếp của Austin và tính hàm ngôn trong ngôn ngữ. Mục đích của bài viết này là giúp cho người học tiếng Anh khi đọc truyện cười bằng tiếng Anh dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện và do đó khích lệ được niềm say mê học tiếng Anh cho mọi người. | PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY CƯỜI TRONG CÁC TRUYỆN HÀI NGẮN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIÊM NGỮ DỤNG Học A GRAGmAtIC STUDY ON SOME FACTORS CAUSING LAUGHTER IN ENGLISH AND VIETNAMESE FUNNY STORIES HUỲNH THỊ HOÀI Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nang TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về các cơ chế gây cười trong truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt dựa theo lý thuyết hành động lời nói gián tiếp của Austin và tính hàm ngôn trong ngôn ngữ. Mục đích của bài viết này là giúp cho người học tiếng Anh khi đọc truyện cười bằng tiếng Anh dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện và do đó khích lệ được niềm say mê học tiếng Anh cho mọi người. ABSTRACT This article studies humor mechanisms in English and Vietnamese short funny stories based on Austin s indirect speech theory and implicature. Its aim is to make it easier for learners of English to read English funny stories and then to promote their love of English. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyện hài và đặc biệt là truyện hài ngắn giúp thư giãn trong thời gian ngắn nhất với hiệu quả cao nhất. Cùng với tác dụng giảm căng thẳng truyện hài ngắn tiếng Anh còn khích lệ lòng yêu thích tiếng Anh đồng thời nâng cao được kỹ năng đọc hiểu văn bản bằng tiếng Anh cho người đọc. Việc phân tích các yếu tố gây cười trong truyện theo quan điểm ngữ dụng học có so sánh với truyện cười tiếng Việt sẽ giúp người đọc không những hiểu được tính hài hước của câu chuyện mà còn giúp họ hiểu một cách thấu đáo chiều sâu của ngôn ngữ Anh một số phong tục và tập quán của người Anh. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài báo này được thực hiện dựa theo phương pháp mô tả và phân tích đối chiếu. Tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ đích và tiếng Việt có tác dụng làm rõ thêm sự tương đồng và khác biệt trong cơ chế gây cười giữa hai ngôn ngữ nhằm làm cho bài báo dễ hiểu hơn. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Cơ chế gây cười 152 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NÃNG - SỔ 2 25 .2008 2.2.1.1 Cơ chế gây cười dựa theo lý thuyết hành động lời nói speech act của Austin.