Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước xét từ mối quan hệ “thuần khiết” giữa hai giai cấp: giai cấp có tư liệu sản xuất và giai cấp không có tư liệu sản xuất, trong một xã hội “thuần khiết” chỉ có hai giai cấp đó. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin, tác giả đã đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này để trao đổi với độc giả, với những ai quan tâm tới tính giai cấp, tính. | TÍNH GIAI CẤP VÀ TÍNH NHÂN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC NGUYỄN NGỌC HÀ Bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước xét từ mối quan hệ thuần khiết giữa hai giai cấp giai cấp có tư liệu sản xuất và giai cấp không có tư liệu sản xuất trong một xã hội thuần khiết chỉ có hai giai cấp đó. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin tác giả đã đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này để trao đổi với độc giả với những ai quan tâm tới tính giai cấp tính nhân dân của nhà nước và mối quan hệ của chúng. Vấn đề nhà nước đã và đang là một trong những vấn đề phức tạp nhất của triết học xã hội. Tính phức tạp của vấn đề này thể hiện trước hết ở việc xác định tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước. Nhà nước nào cũng có công cụ bạo lực công cụ này được dùng để trấn áp hoặc đe doạ trấn áp những lực lượng nào đó vì lợi ích của một giai cấp hoặc lợi ích của nhân dân. Tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước được quy định bởi mục đích của nhà nước khi sử dụng công cụ bạo lực nhà nước có tính giai cấp nếu nó sử dụng công cụ bạo lực vì lợi ích của một giai cấp còn nhà nước có tính nhân dân nếu nó sử dụng công cụ bạo lực vì lợi ích của nhân dân. Như chúng ta đã biết C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên khẳng định rằng các nhà nước trong lịch sử đều có tính tính giai cấp. Trong Hệ tư tưởng Đức các ông viết Thật ra mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình muốn thực hiện được mục đích của mình đều nhất thiết phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội hay nói một cách trừu tượng phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình một hình thức phổ biến phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy nhất hợp lý duy nhất có giá trị phổ biến . Nhà nước tư sản chẳng phải là cái gì khác mà chỉ là hình thức tổ chức mà những người tư sản buộc phải dùng đến để bảo đảm lẫn cho nhau sở hữu và lợi ích của họ ở ngoài nước cũng như ở trong nước nhà nước là hình thức mà các cá nhân .