Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đô tự nhân tâm tố xuất lai. Bát khang trang chẳng chút chông gai, Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc. Trong nhật dụng sao rằng đạo khác, Cái luân hồi chẳng ở đâu xa. | Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo Đô tự nhân tâm tố xuất lai. Bát khang trang chẳng chút chông gai Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc. Trong nhật dụng sao rằng đạo khác Cái luân hồi chẳng ở đâu xa. Nghiệp duyên vốn tại mình ra Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục. Vì chưa thoát lòng trần mắt tục Nên mơ màng một bước một khơi. Khiến cho phiền muộn Như Lai . Bài thơ thể hiện rõ cách cảm cách hiểu của Nguyễn Công Trứ về Phật giáo. Trước hết đây là cách hiểu của một người có vốn kiến văn sâu rộng bao quát nhiều phương diện nội dung tư tưởng văn hóa kể từ Phật học đến Nho học Đạo học và chính Phật giáo - xã hội sử. Nội dung bài thơ không chỉ biểu cảm tư tưởng Phật giáo mà luôn mở rộng so sánh đối sánh với các hệ phái tư tưởng khác - chủ yếu với Nho học. Điều này khiến cho sắc thái chủ thể tác giả thiên về tiếng nói của người ngoài cuộc ngoại đạo nhận xét về Phật giáo. Thông qua tác phẩm Nguyễn Công Trứ trình bày những ý niệm cơ bản trong tư tưởng và giáo lý nhà Phật như thuyền từ thuyền từ bi ân đức bể trần bể khổ trần cảnh cõi trần người trầm luân người chìm đắm trong bể khổ cõi tĩnh Niết bàn kiến tính kiến tính thành Phật hư vô thực thể của vô vật vô vi tự nhiên bát khang trang bát nhà chùa nhà Phật luân hồi vòng sinh tử nghiệp duyên nhân duyên duyên kiếp Như Lai chân thân Như Lai đức Phật . Trên cơ sở nhận thức khung cốt tư tưởng Phật giáo nhà nho Nguyễn Công Trứ đem chiếu ứng chữ kiến tính với suất tính và cho rằng chúng có nội hàm tư tưởng nội dung và ý nghĩa như nhau. Nói khác đi chúng có tính tương đồng nghĩa là kiến tính của Phật giáo cũng giống như suất tính trong Nho giáo Trên thực tế kiến tính có nghĩa là thấy rõ được Phật tính trong mình. Sách Ngộ tính luận chép lời Bồ - đề Đạt - ma -528 Trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự 6 . Còn suất tính lại có nghĩa Cứ theo tính tự nhiên mà không cần uốn nắn sửa đổi. Quản lĩnh được tính mình khiến cho nguyên tính phải theo ý chí của mình 7 . Trong thực chất kiến tính và suất .