Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
DEBUG Bugs là những lỗi của chương trình mà ta phát hiện khi chạy nó. Debug là công việc loại tất cả những lầm trong chương trình để nó chạy êm xuôi trong mọi tình huống. Thông thường muốn sửa một cái bug nào trước hết ta phải tìm hiểu lý do khiến nó xuất hiện. Một khi đã biết được duyên cớ rồi ta sẽ nghĩ ra cách giải quyết. Nói chung, có hai loại bugs : hoặc là chương trình không làm đúng chuyện cần phải làm vì lập trình viên hiểu lầm Specifications hay được cho tin. | Lập trình trực quan BÀI 17. DEBUG Bugs là những lỗi của chương trình mà ta phát hiện khi chạy nó. Debug là công việc loại tất cả những lầm trong chương trình để nó chạy êm xuôi trong mọi tình huống. Thông thường muốn sửa một cái bug nào trước hết ta phải tìm hiểu lý do khiến nó xuất hiện. Một khi đã biết được duyên cớ rồi ta sẽ nghĩ ra cách giải quyết. Nói chung có hai loại bugs hoặc là chương trình không làm đúng chuyện cần phải làm vì lập trình viên hiểu lầm Specifications hay được cho tin tức sai lạc hoặc là chương trình bỏ sót chi tiết cần phải có. Trường hợp này ta giải quyết bằng cách giảm thiểu sự hiểu lầm qua sự nâng cấp khả năng truyền thông. Chương trình không thực hiện đúng như ý lập trình viên muốn tức là lập trình viên muốn một đàng mà bảo chương trình làm một ngã vì vô tình không viết chương trình đúng cách. Trường hợp này ta giải quyết bằng cách dùng những Software Tools kể cả ngôn ngữ lập trình thích hợp và có những quá trình làm việc có hệ thống. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một chương trình như chức năng của chương trình cấu trúc của các bộ phận kỹ thuật lập trình và phương pháp debug. Debug không hẳn nằm ở giai đoạn cuối của dự án mà tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố kể trên trong mọi giai đoạn triển khai. 17.1. Đặc tả chương trình Program Specifications Dầu chương trình lớn hay nhỏ trước hết ta phải xác định rõ ràng và tỉ mỉ nó cần phải làm gì bao nhiêu người dùng mạng như thế nào database lớn bao nhiêu phải chạy nhanh đến mức nào .v.v. Có nhiều chương trình phải bị thay đổi nữa chừng vì lập trình viên hiểu lầm điều khách hàng muốn. Do đó trong sự liên hệ với khách hàng ta cần phải hỏi đi hỏi lại phản hồi với khách hàng nhiều lần điều ta hiểu bằng thư từ tài liệu để khách xác nhận là ta biết đúng ý họ trước khi xúc tiến việc thiết kế chương trình. Nếu sau này khách đổi ý đó là quyền của họ nhưng họ phải trả tiền thay đổi variation . 136 Lập trình trực quan 17.1.1 Cấu trúc các bộ phận Chương trình nào cũng có một kiến trúc tương