Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Method) được ứng dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy tầng sôi nhiệt độ cao đến chất lượng xay xát, độ cứng và mức độ hồ hóa của một số giống gạo Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm ra được các vùng điều kiện tối ưu của sấy tầng sôi nhiều giai đoạn cho tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tốt nhất. Chế độ sấy tối ưu OP1 xác định bằng phương pháp RSM cho giống IR50404 ở nhiệt độ sấy lượt 1 là 83oC trong 2,5 phút, lượt 2 là 57oC trong. | Phần 5 Nghiên cứu sấy lúa tầng sôi bằng phương pháp bề mặt đáp ứng 70 Phần 5. Nghiên cứu sấy lúa tầng sôi bằng phương pháp bề mặt đáp ứng TÓM TẮT Phương pháp bề mặt đáp ứng Response Surface Method được ứng dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy tầng sôi nhiệt độ cao đến chất lượng xay xát độ cứng và mức độ hồ hóa của một số giống gạo Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm ra được các vùng điều kiện tối ưu của sấy tầng sôi nhiều giai đoạn cho tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tốt nhất. Chế độ sấy tối ưu OP1 xác định bằng phương pháp RSM cho giống IR50404 ở nhiệt độ sấy lượt 1 là 83oC trong 2 5 phút lượt 2 là 57oC trong 4.9 phút thời gian sấy khay 35oC là 4.4 giờ. Điều kiện sấy tối ưu OP2 đối với giống lúa Jasmine nhiệt độ sấy lượt 1 là 87 oC trong 2 5 phút lượt 2 là 57 oC trong 4.9 phút thời gian sấy khay 35oC là 3.2 giờ. Phần trăm hồ hóa GI - Gelatinization Index dao động trong khoảng 0.4 - 1.7 độ cứng của gạo sấy tầng sôi nhiều giai đoạn khoảng 16 - 40 N. Các vùng sấy tối ưu được so sánh với chế độ sấy 2 giai đoạn gồm sấy tầng sôi 80oC 2 5 phút rồi sấy khay 35oC trong 8 giờ C1 hay sấy khay 40oC trong 5 5 giờ C2 . Mẫu đối chứng là sấy khay 35oC trong 16 giờ Ref . Kết quả cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên không khác biệt giữa các nghiệm thức P 0 05 . Đánh giá cảm quan chất lượng cơm nấu từ gạo sấy tầng sôi cho thấy ở nhiệt độ sấy càng cao thì điểm cảm quan cơm càng giảm. Điều này được giải thích là do hiện tượng hồ hóa riêng phần trong sấy tầng sôi ở nhiệt độ cao ảnh hưởng đến chất lượng nấu đặc biệt là độ trắng cơm. GIỚI THIỆU Sấy lúa đã được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam từ thập niên 1980. Nhiều ứng dụng thành công như máy sấy tĩnh sấy rất rẻ Phan Hiếu Hiền và ctv 1996 một số đang giai đoạn thử nghiệm như sấy tầng sôi sấy hai giai đoạn Phan Hiếu Hiền và ctv 1996 Trương Vĩnh và ctv 1996 . Các loại máy sấy tháp áp dụng không thành công do không sấy được lúa ướt và chi phí sấy cao. Sutherland và Ghaly 1990 thí nghiệm sấy tầng sôi dạng mẻ ở Úc cho thấy tỉ lệ gạo nguyên không thay đổi