Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'nguồn gốc của chiến tranh_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN TRANH Tại sao con người lại gây ra chiến tranh Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại. Chiến tranh theo các nhà các nhà nhân chủng học là một dạng bạo lực thường gây ra chết chóc giữa hai nhóm người bất kể quy mô của nhóm người đó ra sao và số lượng nạn nhân là thế nào. Nhưng trong chừng mực nào đó một định nghĩa rộng như chiến tranh hay nói chính xác hơn là các trường hợp xung đột xã hội cua con người nguyên thủy liệu có soi sáng được nguồn gốc và các hậu quả của các cuộc chiến tranh hiện đại như đã từng xảy ra ở Kosovo Irắc Rwanda Việt Nam và Triều Tiên Cách đây khoảng 30 năm các nhà nhân chủng học nghiên cứu về chiến tranh đã từng có lần tụ họp lại trong một căn phòng nhỏ và tranh luận hăng say về chiến tranh. Giờ đã khác. Thời thế thay đổi và nghiên cứu nhân chủng học về chiến tranh đã được tiến hành sâu hơn và chín muồi hơn. Người ta thấy xuất hiện trên báo chí chuyên ngành chính trị cũng như các phương tiện thông tin đại chúng những vấn đề trước kia tưởng chỉ có các nhà chuyên môn quan tâm. Chiến tranh đến từ đâu Vậy thì nguồn gốc chiến tranh từ đâu mà ra Liệu nó có phải là một trong những điều kiện gắn liền với cuộc sống của con nguời Thí dụ về Yanomami một bộ lạc thổ dân da đỏ Châu Mỹ Anh-Điêng sống ở khu vực Venezuela và Braxin là một minh chứng điển hình. Năm 1968 ngay sau khi được công bố thì cuốn sách của Napoleon A.Chagnon dưới tựa đề Yanomamo The Fierce People Yanomamo Dân tộc tự cường đã trở thành một tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong ngành nhân chủng học. Đối với hầu hết các sinh viên trong lĩnh vực này thì đây được coi là cuốn sách nhập môn duy nhất. Luôn bị cuốn vào các cuộc chiến tranh vì các lý do như phụ nữ uy tín và các cuộc cãi cọ giữa các dòng tộc người Yanomami được coi như phiên mẫu của người nguyên thuỷ. Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu ra hơn .