Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'nước văn lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học Trước đây trong một bản báo cáo khoa học học đăng 1963 về mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông chúng tôi đã có dịp trình bày về một hệ thống tên sông được hình thành trên một cơ sở ngôn ngữ chung cho cả miền Đông Nam Á. Tiêu biếu cho hệ thống đó là sự trùng tên hai con sông lớn nhất trong vùng sông Dương Tử và sông Mê-kông cả hai đều có tên là Công . Hệ thống tên sông này có thể cắt nghĩa bằng ngôn ngữ của các dân tộc hiện đang sống ở đây. Điều này chứng minh rằng những ngôn ngữ ở đây đã được phát triển liên tục. Trong quá trình phát triển lịch sử ở đây không xảy ra viện thay thế những ngôn ngữ khác nhau 1 Trường Đại học Tổng hợp Thông báo khoa học Tập Ngôn ngữ-Văn học Hà Nội 1966 . Tuy nhiên tên sông là loại địa danh cổ nhất nó ứng với thời kỳ các tộc người chưa phân hóa rõ rệt thành những dân tộc cụ thể với những tên gọi và những đặc trưng nhiều mặt khác nhau chưa hình thành rõ nét. Hệ thống tên sông ở Đông Nam Á chỉ giúp chúng ta hình dung được phần nào địa bàn sinh sống và nền tảng ngôn ngữ của những dân tộc kế tục phát triển trên đó. Nhưng trên cái nền bao quát đó tổ tiên người Việt ở đâu Đâu là nơi tổ tiên chúng ta dựng làng lập nước khởi đầu cho một dân tộc có truyền thống vẻ vang ngày nay Mucin trả lời câu hỏi trên chúng ta phải lần lượt xét đến nhưng loại địa danh gần gũi với chúng ta hơn như tên nước tên làng. Về tộc danh này đã có nhiều ý kiến giải thích như Văn Lang là nước của những quan lang xăm mình Đào Duy Anh Văn Lang là do chép nhầm từ tên Dạ Lang Ma-xpê-rô . R.Xtai-nơ tác giả cuốn Nước Lâm Ấp đặt tên Văn Lang vào trong một hệ thống tộc danh và địa danh có yếu tố Lang như Bạch Lang Tứ Xuyên Việt Lang Quảng Đông Dạ Lang Quảng Tây Mơ-ran Mơ-ren Mơ-nông Tchang-lang Khang lang. và đối chiếu yếu tố lang trong danh từ riêng với những danh từ chung chỉ ao hồ làng đầm ở các địa phương trên. Xtai-nơ có ý muốn giải thích tộc danh Văn Lang bằng những từ này. Chúng tôi tán