Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông, Một người chín nhớ mười mong một người, Gió mưa là bệnh của trời, Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng, Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này, | Tương tư - Nguyễn Bính Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của trời Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này Ngày qua ngày lại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai hỏi ai người biết cho Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau Nhà em có một giàn trầu Nhà tôi có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. Màu sắc dân tộc trong Tương tư của Nguyễn Bính Nguyễn Bính thuộc thế hệ các nhà Thơ mới. Nhưng nếu phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với điệu thơ dân tộc. Lỡ bước sang ngang là tác phẩm được chú ye hơn cả trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính trước cách mạng. Bằng lối ví von mộc mạc duyên dáng mang phong vị ca dao tác phẩm này đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và một tình người đằm thắm thiết tha. Bài thơ Tương tư được in lần đầu trong tập thơ Lỡ bước sang ngang . Đây là bài thơ khá tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Bính nói chung và cho lập Lỡ bước sang ngang nói riêng. Tương tư là trai gái nhớ nhau. Dĩ nhiên đây là nỗi niềm u ẩn của những người yêu nhau phải xa nhau. Tương tư là một thi đề quen thuộc trong cả văn chương dân gian lẫn văn chương bác học. Trước Nguyễn Bính đã có những thi sĩ lừng danh như Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ. viết về đề tài này. Và ngay trong làng Thơ mới đã có bài Tương tư chiều nổi tiếng của Xuân Diệu. Tất cả những điều đó là những thử thách to lớn đối với những cây bút đi sau. Nguyễn Bính đã vượt qua được thử thách đó mang đến cho đề tài này phần nội dung mới và cách nói mới. Nỗi niềm Tương tư của Nguyễn Bính được thể hiện bằng những sắc thái muôn thuở của chuyện trai gái yêu nhau mà phải xa nhau. Có nhớ nhung có .