Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mô hình chiến thắng Bạch Đằng 938 Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ (898) ở xứ Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cùng quê với người anh hùng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. | Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng Mô hình chiến thắng Bạch Đằng 938 Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ 898 ở xứ Đường Lâm nay là xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây Hà Nội cùng quê với người anh hùng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Cha ông là Ngô Mân đã từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ Ngô Quyền đã sống trong truyền thống yêu nước của quê hương. Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ quyển 5 mô tả Ngô Quyền có dung mạo khác thường lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ rằng có thể làm chủ được một phương nhân đó Ngô Mân mới đặt cho vua tên là Quyền. Khi vua lớn lên tướng mạo khôi ngô mắt sáng như chớp dáng đi thong thả như hổ trí dũng hơn người sức có thể nâng được vạc Lúc trưởng thành Ngô Quyền có võ nghệ tinh thông và có chí lớn. Ông đã từng tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La đã từng theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La năm 931. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền vẫn tự xưng là Tiết độ sứ đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ cha Đinh Bộ Lĩnh chức thứ sử Hoan Châu gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu. Chính quyền họ Dương tồn tại bảy năm từ năm 931 đén tháng 3 năm Đinh Dậu 937 thì Dương Đình Ngệ bị kẻ phản bội là Kiều Công Tiễn một viên tướng dưới quyền sát hại để cướp đoạt chức Tiết độ sứ. Là người có tài đức và ý chí ngay sau khi chủ tướng Dương Đình Nghệ bị sát hại Ngô Quyền sớm trở thành linh hồn của ngọn cờ yêu nước. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử Vào những ngày mùa đông năm Mậu Tuất 938 Ngô Quyền từ Ái châu đem quân ra hỏi tội Kiều Công Tiễn. Theo thần tích truyền thuyết dân gian và gia đình họ Dương ở làng Ràng xã Dương Xá huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hóa thì dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền Dương Tam Kha con Dương Đình Nghệ và Đỗ Cảnh Thạc đã cầm quân tiến công thành Đại La giết Kiều Công Tiễn. Dẹp xong nội loạn Ngô Quyền vào thành họp bàn với các tướng lĩnh về kế hoạch chống ngoại xâm. Thành Đại La trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai. Hào .