Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vũ Đình Long quê gốc ở thôn Mộc Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Sinh ngày 19-12 năm 1896, mất ngày 14-8-1960 tại Hà Nội. | Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long 1896 - 1960 trong lịch sử văn học Vũ Đình Long quê gốc ở thôn Mộc Xá xã Cao Dương huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông nay là Hà Tây . Sinh ngày 19-12 năm 1896 mất ngày 14-8-1960 tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn 1957 và Hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Lúc thiếu thời ông học chữ Nho. Từ 1907 đến 1915 ông theo học Trường Tiểu học Pháp-Việt và Trường Trung học Paul Bert. Năm 1916 ông theo học ngành bào chế trường Thuốc. Sau đó ông chuyển sang dạy học tại Thị xã Hà Đông. Từ năm 1925 ông mở hiệu sách và Nhà xuất bản Tân Dân làm chủ Nhà in Tân Dân và chủ trương các báo Tiểu thuyết thứ Bảy 1934-1942 Phổ thông bán nguyệt san 1936-1941 Tuần báo Ích Hữu 1937-1938 Tạp chí Tao Đàn 1937-1938 . Năm 1943 ông trở lại sáng tác với vở Đàn bà mới. Thời kì kháng chiến chống Pháp ông tản cư cùng gia đình ở Hà Đông Việt hóa và phóng tác nhiều vở kịch Pháp. Các tác phẩm chính Chén thuốc độc Kịch 3 hồi - 1921 Tây Sương tân kịch2 Kịch 5 hồi -1922 Toà án lương tâm Bi kịch 4 hồi - 1923 Đàn bà mới Kịch 4 hồi - 1944 Thờ nước 1947 Việt hóa vở Servir của Henri La Vedan Công tôn nữ Ngọc Dung 1947 -Việt hóa vở L Averturiére của Emile Augier Tổ quốc trên hết hay là Tình trong khói lửa 1949 Việt hóa vở Horace của Corneille Gia tài 1958 Việt hóa vở Le Legrataire Universel của Regnard Ép duyên hay là Trên đường cải tạo 1958 . Nhìn vào danh mục tác phẩm ta thấy Vũ Đình Long sáng tác không nhiều. Nhưng với vở Chén thuốc độc 1921 ông lại có vị trí rất đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ngay khi vở kịch được gửi đến Toà soạn Hữu Thanh tạp chíngày 26-71921 và công diễn lần đầu tại Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 22-10-1921 nhiều văn sĩ ký giả nhiều nhà hoạt động xã hội và công chúng đương thời đã tôn vinh Vũ Đình Long là người mở đầu cho thể loại kịch trong lịch sử văn học nước ta. TrênHữu Thanh tạp chí số 3 năm 1921 nhân khi nhận được vở kịch do tác giả gửi đến chủ bút Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu đã viết những lời cảm khái sau đây Vở kịch của ông Vũ Đình Long