Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kiều Thanh Quế (1914-1947), quê ở làng Hắc Lăng (nay là xã Tam An), huyện Long Đất, thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông còn có bút danh khác như Mộc Khuê, Tô Kiều Phương, Quế Lang, Nguyễn Văn Hai. | Kiều Thanh Quế - Nhà nghiên cứu phê bình văn học Kiều Thanh Quế 1914-1947 quê ở làng Hắc Lăng nay là xã Tam An huyện Long Đất thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông còn có bút danh khác như Mộc Khuê Tô Kiều Phương Quế Lang Nguyễn Văn Hai. Trong công trình Mảnh vụn văn học sử nhà nghiên cứu Bằng Giang cho rằng Trong lịch sử văn học Việt Nam chắc không thiếu những trường hợp một bút hiệu nào đó rất quen thuộc từ trước những ngày binh lửa cháy quê hương lại biến mất như KIỀU THANH QUẾ 1 . Ông là một trong số ít các cây bút nghiên cứu phê bình của Nam Bộ có công đối với sự phát triển của phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn cần được khám phá thêm. Sinh ra ở vùng đất đỏ giàu truyền thống đấu tranh Kiều Thanh Quế là anh cả của hai người em một trai và một gái. Em gái ông là bà Kiều Thị Vạn trong kháng chiến chống Pháp là một cơ sở cách mạng nay đã mất. Người em trai tên là Kiều Nguyên Trung tham gia kháng chiến hiện nghỉ hưu ở phường Phước Trung thị xã Bà Rịa. Thuở nhỏ Kiều Thanh Quế học tại Bà Rịa sau đó lên Sài Gòn học ở trường Pétrus Ký và tham gia các tổ chức yêu nước. Sau khi lấy bằng thành chung ông dạy học ở trường trung học Nguyễn Văn Khuê nhưng chỉ hai năm sau xin nghỉ. Không khí đấu tranh sôi động của nhân dân đã nhen nhóm trong tính cách và tâm hồn của chàng trai trẻ tuổi những tình cảm yêu nước. Vận mệnh đã gắn chặt Kiều Thanh Quế với văn chương khi những truyện ngắn đầu tay được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào những năm 1929 với bút hiệu Quế Lang. Tinh thần chống Pháp không chỉ thể hiện bằng những bài viết đăng trên báo mà qua hành động tấn công một người Ấn có quốc tịch Pháp thu thuế chợ. Nhân vụ này cộng với những mối lo vốn có từ trước thực dân Pháp đã quản thúc ông tại Bà Rá một thời gian sau chuyển về Cần Thơ. Điều đó không làm tắt ngọn lửa yêu nước và nhiệt tình đối với nền văn học dân tộc trong ông mà nó càng thôi thúc sự đấu tranh và sáng tạo. Mặc dù sống giữa vòng kìm kẹp của mật thám Kiều Thanh Quế vẫn dõi theo những bước đi của nền văn