Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đất mặn và đất chua mặn thường phân bố ở vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Hầu hết đất mặn và đất chua mặn được sử dụng để trồng lúa và trồng cói. | Tình hình đất mặn và đất chua mặn. Đất mặn và đất chua mặn thường phân bố ở vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Hầu hết đất mặn và đất chua mặn được sử dụng để trồng lúa và trồng cói. Một số diện tích đất có thành phần cơ giới nhẹ và địa hình tương đối cao người ta trồng khoai lang lạc dưa hấu. Ruộng gần làng thường được đắp thành gò cao để trồng rau trồng dâu đất trũng có nước thường trồng lúa. Một số diện tích bãi phù sa cửa sông ven biển trồng sú vẹt đước. Địa hình vùng ven biển nhìn chung thấp. Độ cao so với mực nước biển chứng 0 3-2 m. Mực nước ngầm đất ven biển nông và có độ mặn lớn nên việc sử dụng và cải tạo đất mặn gặp nhiều khó khăn. 5.3.1.1. Nguyên nhân hình thành đất mặn ven biển. Đất mặn ven biển hình thành do các nguyên nhân sau 91 - Mùa khô nước thủy triều lên nước biển theo các sông vào đất liền tới 30 - 40 km. Mực nước sông có những vùng cao hơn mặt ruộng tới 1 - 2 m nước mặn rò rĩ qua đê ngăn nước hoặc thấm qua các tầng đất bổ sung vào nước ngầm trong ruộng làm cho nước ngầm dâng lên do đó tầng đất canh tác nhiễm mặn thêm. - Khi có bão biển động nước mặn dâng cao ngập vào đồng. - Phù sa bồi lấn ra biển thành bãi bồi. - Đất mặn còn xuất hiện ở một số vùng do sử dụng nước không hợp lý lượng nước tưới quá nhiều làm cho nước ngầm chứa muối dâng lên tầng canh tác bị nhiễm mặn. - Hiện nay hiện tượng nuôi tôm không quy hoạch và mang tính tự phát cũng là nguyên nhân gây mặn. 5.3.1.2. Ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng. Ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng phụ thuộc vào thành phần muối và nồng độ muối trong dung dịch đất. Có thể sắp xếp mức độ tác hại của thành phần muối khác nhau đối với cây trồng như sau Na2CO3 NaHCO3 NaCl Na2SO4 Anh hưởng của nồng độ muối trong dung dịch đất được coi là chỉ tiêu phân loại đất mặn