Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) là cây cung cấp tinh bột chủ yếu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu. Ở Việt Nam khoai tây được trồng rộng rãi vào vụ đông. Khoai tây có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, do vậy có thể thiết kế hai vụ lúa và một vụ khoai tây ở các tỉnh miền Bắc nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế trên một đơn vị diện tích [1]. | SO SÁNH TÁM GIỐNG KHOAI TÂY TRÒNG Ở ĐIỀU KIỆN TRUNG DU VĨNH PHÚC VỀ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT Nguyễn Văn Đính Trường Đại học Sư pham Hà Nội 2 Nguyễn Như Khanh Trường Đại học Sư pham Hà Nội MỞ ĐẦU Cây khoai tây Solanum tuberosum L là cây cung cấp tinh bột chủ yếu của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước châu Âu. Ở Việt Nam khoai tây được trồng rộng rãi vào vụ đông. Khoai tây có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn do vậy có thể thiết kế hai vụ lúa và một vụ khoai tây ở các tỉnh miền Bắc nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế trên một đơn vị diện tích 1 . Hiện nay trung tâm giống cây trồng Trung ương đã nhập nội lai tạo một số giống khoai tây có triển vọng năng suất cao đang được đưa vào sản xuất để nâng cao năng suất cây khoai tây 3 . Tuy nhiên mỗi vùng sinh thái khác nhau đều có đặc điểm về địa chất nước nhiệt độ khác nhau. Vì vậy để xác định được giống phù hợp với vùng sinh thái Vĩnh Phúc trên cơ sở đó khuyến cáo cho người sản xuất xác định được giống phù hợp chúng tôi tiến hành So sánh khả năng quang hợp năng suất một số giống khoai tây trồng ở điều kiện đất và thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc . NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng tám giống khoai tây KT3 Mariella Eben Redstar Hồng Hà 7 HH7 Diamont CV38.6 và Solara do Trung tâm nghiên cứu cây có củ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung cấp. Phương pháp nghiên cứu Khoai tây được trồng trên đất Xuân Hoà Vĩnh Phúc vụ đông năm 2004 diện tích trồng 750 m2 và được chia làm 24 ô. Cách bố trí thí nghiệm đảm bảo theo nguyên tắc bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng chế độ chăm sóc đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức Để đánh giá về khả năng quang hợp của các giống khoai tây khác nhau chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu vào 3 thời điểm định kì là sau khi trồng 20 ngày GĐ1 35 ngày GĐ2 50 ngày GĐ3 . Hàm lượng diệp lục được đo trên máy chuyên dụng OPTI-SCIENCES made in USA model CCM- 200. Mỗi công thức đo 30 mẫu ngẫu nhiên. Cường độ quang hợp đo bằng lượng micromol CO2 .