Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nấm sò (Pleurotus spp.) là một nhóm nấm ăn quý không những có tác dụng về mặt dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh, hiện được nghiên cứu tập trung ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Á. Sản lượng nấm sò thời gian gần đây tăng tới 400 %. | NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIẺM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI NẤM TRONG PHÂN CHI COREMIOPLEUROTUS Trần Thị Lan Trịnh Tam Kiệt Trung tâm Công nghệ Sinh học ĐHQG Hà Nội I. MỞ ĐẦU Nấm sò Pleurotus spp. là một nhóm nấm ăn quý không những có tác dụng về mặt dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh hiện được nghiên cứu tập trung ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở các nước Đông Á. Sản lượng nấm sò thời gian gần đây tăng tới 400 . Theo Shukla và Biswas 2000 việc nuôi trồng nấm sò đang phát triển rộng rãi và thu lợi cao nhờ công nghệ đơn giản nguồn cơ chất phong phú 7 . Hơn nữa chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những điều kiện môi trường nhiệt độ khí hậu khác nhau và thời gian sinh trưởng khá ngắn 6 8 . Ở Việt Nam việc nuôi trồng nấm ăn nói chung và nấm sò nói riêng đang được đẩy mạnh trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên chất lượng của nấm phụ thuộc nhiều vào chủng loại trong đó các đại diện thuộc phân chi Pleurotus sinh bào tử vô tính Coremiopleurotus Hilber có nhiều đặc tính quý báu đặc biệt là hàm lượng đạm rất cao 1 5 . Chính vì thế việc nghiên cứu kỹ phân chi này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - Đối tượng 3 chủng nấm sò thuộc phân chi Coremiopleurotus Hilber của chi Pleurotus Fr. P. Kummer họ Lentinaceae bộ Polyporales lớp Basidoomycetes ngành Basidiomycota 4 do Phòng Sinh học phóng xạ - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cung cấp - Nguyên liệu Cơ chất sử dụng cho nấm trong môi trường thuần khiết là khoai tây glucose agar. Nguồn cơ chất sử dụng cho nuôi trồng nấm trên giá thể mùn cưa cao su mùn cưa bồ đề và các chất phụ gia khác như cám ngô cám gạo bột nhẹ . - Phương pháp Sử dụng các phương pháp nấm học trong nghiên cứu hình thái quả thể bào tử theo T. T. Kiệt 1981 1986 và nghiên cứu tốc độ mọc của hệ sợi nấm theo Schwantes 1971 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết qủa nghiên cứu sự mọc của ba chủng Tốc độ mọc hệ sợi nấm được tính theo Schwantes 1971 V X T Trong đó