Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Axit hữu cơ trong thức ăn cá

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bổ sung axit hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của động vật nuôi khi kháng sinh được loại bỏ khỏi khẩu phần. Axit hữu cơ đã được sử dụng phổ biến để bổ sung vào thức ăn của lợn hay gà, tuy nhiên sử dụng axit hữu cơ để bổ sung vào thức ăn thủy sản thì mới được áp dụng gần đây. Thực ra các kỹ thuật lên men chua tự nhiên để. | Axit hữu cơ trong thức ăn cá Bổ sung axit hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng bệnh thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR của động vật nuôi khi kháng sinh được loại bỏ khỏi khẩu phần. xit hữu cơ đã được sử dụng phổ biến để bổ sung vào thức ăn của lợn hay gà tuy nhiên sử dụng axit hữu cơ để bổ sung vào thức ăn thủy sản thì mới được áp dụng gần đây. Thực ra các kỹ thuật lên men chua tự nhiên để sản sinh axit hữu cơ axit lactic trong bảo quản tôm cá đã được áp dụng từ thời cổ xưa. Vài chục năm gần đây axit hữu cơ như axit formic cũng đã được áp dụng trong kỹ thuật ủ ướp cá hay phụ phẩm của cá các sản phẩm cá ủ ướp đã được đánh giá là nguồn thức ăn thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đưa trực tiếp axit hữu cơ hoặc muối của axit hữu cơ vào thức ăn thủy sản đặc biệt thức ăn công nghiệp thì còn là kỹ thuật hoàn toàn mới. Các axit hữu cơ hoặc muối của axit hữu cơ bổ sung vào thức ăn thủy sản thường bao gồm axit lactic và sodium lactate axit acetic và sodium acetate axit propionic và sodium propionate axit formic và sodium formate hay potassium diformate. Một kết quả nghiên cứu sử dụng potassium diformate bổ sung vào thức ăn nuôi cá rô phi trong 85 ngày ở Indonesia cho thấy sodium diformate trộn vào thức ăn theo tỷ lệ 0 2 2 kg 1 tấn đã giúp cá ăn nhiều thức ăn hơn tăng trưởng nhanh hơn và có FCR thấp hơn so với nhóm đối chứng ăn khẩu phần không bổ sung axit hữu cơ tăng trưởng cao hơn 20 và FCR giảm thấp hơn 8 . Đặc biệt khi cá được cho nhiễm vi khuẩn Vibrio anguillarum vi khuẩn gây bệnh xuất huyết đốm đỏ lở loét vây bị ăn mòn ở mức 105 CFU ngày trong 20 ngày thì tỷ lệ chết của cá là 20 8 ở nhóm bổ sung sodium diformate còn ở nhóm đối chứng cá có tỷ lệ chết tới 33 . Hàm lượng potassium diformate càng cao thì tỷ lệ chết càng giảm hàm lượng potassium diformate là 0 3 và 0 5 thì tỷ lệ chết của cá là 18 4 và 11 lần lượt dẫn theo Christian Luckstadt 2009 . Một nghiên cứu khác thực hiện trên cá rô phi

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.