Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giá trị vô hình của thương hiệu nhiều khi ở cảm nhận của khách hàng, hệ thống phân phối mà họ xây dựng. Lúng túng trong pháp lý về định giá thương hiệu đang khiến nhiều doanh nghiệp thua thiệt khi có thể mất cả tiền và giá trị trên thị trường. Cuộc chạy đua bảo lưu quan điểm giữa Công ty kiểm toán Ernst &Young (E&Y) và Công ty cổ phần Kinh Đô về khoản 50 tỷ đồng thể hiện giá trị thương hiệu có hay không đủ cơ sở ghi nhận là tài sản cố định vô hình. | Khó định giá thương hiệu băng tiền Giá trị vô hình của thương hiệu nhiều khi ở cảm nhận của khách hàng hệ thống phân phối mà họ xây dựng. Lúng túng trong pháp lý về định giá thương hiệu đang khiến nhiều doanh nghiệp thua thiệt khi có thể mất cả tiền và giá trị trên thị trường. Cuộc chạy đua bảo lưu quan điểm giữa Công ty kiểm toán Ernst Young E Y và Công ty cổ phần Kinh Đô về khoản 50 tỷ đồng thể hiện giá trị thương hiệu có hay không đủ cơ sở ghi nhận là tài sản cố định vô hình lại nóng lên trong mùa công bố báo cáo tài chính. Suốt từ ngày 6 9 đến nay Công ty cổ phần Kinh Đô luôn ghi nhận thương hiệu Kinh Đô là tài sản cố định vô hình với giá trị 50 tỷ đồng thể hiện phần góp vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô. Cũng từ thời điểm đó kiểm toán viên không ghi nhận điều này vì khoản 50 tỷ đồng này không thoả mãn chuẩn mực kế toán Việt Nam và công văn của Bộ Tài chính về việc thương hiệu được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Ông Kelly Wong Giám đốc tài chính Công ty Kinh Đô phân tích con số 50 tỷ đồng được đề cập thực tế là giá trị ghi nhận của khoản đóng góp bằng thương hiệu của Kinh Đô vào doanh nghiệp trong vòng 20 năm qua và hoàn toàn không liên quan đến giá trị thương hiệu trên thị trường thời điểm hiện tại. Hơn thế nghiên cứu ý kiến của kiểm toán về trường hợp của Kinh Đô sẽ thấy không có quy định pháp lý cụ thể nào cho việc định giá quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp này là giá trị thương hiệu . Như vậy mấu chốt của câu chuyện dài dòng này có vẻ không chỉ nằm ở việc định giá mà là khung pháp lý. Theo chuẩn kế toán giá trị tài sản phải ghi nhận dựa trên chi phí vốn. Thực tế Kinh Đô đã tuân thủ luật pháp Việt Nam và ghi nhận giá trị thương hiệu theo phương pháp bảo thủ chi phí vốn . Do yêu cầu của các chuẩn mực kế toán chúng tôi phải ghi nhận giá trị thương hiệu theo chi phí vốn để đảm bảo tính bảo thủ trong kế toán. Vì vậy chúng tôi sẽ không và không thể điều chỉnh giá trị này .