Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bệnh học Thận – Bàng quang I. NHẮC LẠI NHỮNG CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN VÀ PHỦ BÀNG QUANG a. Theo Kinh Dịch, tạng Thận ứng với quẻ Khảm của Hậu thiên bát quái. Quẻ Khảm được giải thích như sau: - Tượng của Khảm là nước. Tạng Thận ứng với quẻ Khảm. Do đó Thận chủ thủy. “Thận vi Thủy tạng”. - Gồm 1 vạch dương nằm giữa 2 vạch âm là tượng trưng cho Hỏa nằm trong Thủy, là Dương nằm trong Âm. Ứng với tính chất của quẻ mà người ta có quan niệm là Thận Hỏa nằm. | Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền - Bệnh học Thận - Bàng quang Bệnh học Thận - Bàng quang I. NHẮC LẠI NHỮNG CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN VÀ PHỦ BÀNG QUANG a. Theo Kinh Dịch tạng Thận ứng với quẻ Khảm của Hậu thiên bát quái. Quẻ Khảm được giải thích như sau - Tượng của Khảm là nước. Tạng Thận ứng với quẻ Khảm. Do đó Thận chủ thủy. Thận vi Thủy tạng . - Gồm 1 vạch dương nằm giữa 2 vạch âm là tượng trưng cho Hỏa nằm trong Thủy là Dương nằm trong Âm. Ứng với tính chất của quẻ mà người ta có quan niệm là Thận Hỏa nằm giữa Thận thủy và vì quẻ Khảm là nguồn gốc sự sống nên Thận Hỏa cũng là lửa của sự sống mệnh môn hỏa . - Là nơi giữ lại. Do đó tạng Thận phải là nơi cất giữ tinh khí hậu thiên và tiên thiên của nhân thể. Thận là phong tàng chi bản . Lục tiết tạng tượng Thận Tố vấn . - Mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Do đó tạng Thận là nguồn gốc của sự sống con người. Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên. - Là nước đối với đất làm cho đất phì nhiêu . Thận chủ tinh khí tiên thiên sẽ giúp cho Tỳ thổ vận hóa thủy cốc thành tinh khí hậu thiên. Cả 2 sẽ nuôi dưỡng mọi tạng phủ khí quan trong nhân thể. b. Theo Kinh Dịch phủ Bàng quang ứng với quẻ Kiền của Hậu thiên bát quái. Nếu quẻ Khảm chiếm vị trí số 1 thì quẻ Kiền chiếm vị trí số 6. Nếu gọi số 5 là số thành thì Thiên nhất sinh Thủy Địa lục thành Thủy . Do đó nếu thận thuộc thủy thì bàng quang cũng thuộc Thủy. Điều này nêu rõ quan hệ biểu lý giữa Thận và Bàng quang cũng thuộc Thủy. Điều này nêu rõ quan hệ biểu lý giữa Thận và Bàng quang. c. Quẻ Kiền được giải nghĩa là nơi âm dương tranh chấp nhưng rồi cũng xuôi theo. Bàng quang là nơi thủy thành. Thủy ở trong nhân thể là tân và dịch. Tân là trong thuộc dương Dịch là đục thuộc âm. Ở tại Phủ Bàng quang tân - dịch âm dương lẫn lộn lẫn nhau nhưng sau đó qua sự khí hóa của bàng quang mà thành nước tiểu bài tiết ra ngoài. Bàng quang giả châu đô chi quan tân dịch tàng yên khí hóa tắc năng xuất chi Linh Lan Bí .