Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Công nghiệp hóa hiện đại hóa đã mang đất nước ta hội nhập nhanh chóng với toàn thế giới, nước ta cũng đang trên con đường chừng tỏ cho thế giới biết sức mạnh của mình. Tuy nhiên, bên cạch quá trình phát triển đó Việt Nam phải đối đầu với bao thử thách. Trong đó, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề ngang giải, cấp bách cần được chú trọng giải quyết. | Bên cạnh đó, việc tụ tập chợ tạm ở ngã ba chùa Hương Vân (một di tích lịch sử văn hoá đã được công nhận) cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo người dân địa phương, thì chợ Triều Khúc – một khu chợ được quy hoạch khá khang trang - chỉ được họp vào buổi sáng, còn buổi chiều, mọi người thường họp chợ ngay trên đường “cho tiện” (?). Các bà, các cô hàng thịt, hàng cá, hàng rau. ung dung bày hàng quán của mình ngay hai bên đường đi. Người bán ngồi sát lề đường, người mua dừng xe ngay trên đường để chọn lựa. Chợ họp không có quy hoạch, rác, nước thải cứ tự nhiên tràn ra đường. Còn trong chiếc hồ nhỏ trước chùa Hương Vân cũng la liệt các loại túi nilon đã qua sử dụng. khiến cho khu vực được coi là đẹp nhất của thôn, xã trở nên bẩn thỉu, nhếch nhác và là nơi tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, vì đường làng vốn đã hẹp lại đang xuống cấp trầm trọng (mặt đường bong tróc từng mảng lớn tạo thành rất nhiều ổ voi, ổ gà) nhưng đi đến đâu cũng thấy hàng quán bày bán tràn lan, nhà nào không tận dụng lề đường để bán hàng thì cũng chiếm dụng để làm nơi chứa phế liệu. Đôi khi chỉ cần hai chiếc xe chở phế liệu đi ngược chiều nhau cũng khiến gây ùn tắc. Người đi đường ngoài việc phải chịu đựng không khí oi nồng ô nhiễm thì còn khốn khổ nếu gặp đúng những lúc tắc nghẽn giao thông như thế. Còn với người trong thôn thì dường như điều đó là quen thuộc và dễ chấp nhận vì “ngày nào chả tắc” (??)