Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chương Thứ Bảy BA YẾU TỐ CHÍNH CỦA MỘT NỀN VĂN HÓA VỮNG VÀNG A. ÓC KHOA HỌC : Tạo cho mình có được một đầu óc khoa học là phát huy được cái khiếu ham chứng minh và lí luận, đồng thời phân biệt được rõ rang thế nào là một chứng minh luận cứ, thế nào là một thực nghiệm. * * * Chứng minh luận cứ là đem một thực nghiệm để chứng minh, để lập luận, còn thực nghiệm là một sự kiện và chỉ là một sự kiện thôi. Như trước đây đã có nói : những sự kiện. | Chương Thứ Bảy BA YẾU TỐ CHÍNH CỦA MỘT NỀN VĂN HÓA VỮNG VÀNG A. ÓC KHOA HỌC Tạo cho mình có được một đầu óc khoa học là phát huy được cái khiếu ham chứng minh và lí luận đồng thời phân biệt được rõ rang thế nào là một chứng minh luận cứ thế nào là một thực nghiệm. Chứng minh luận cứ là đem một thực nghiệm để chứng minh để lập luận còn thực nghiệm là một sự kiện và chỉ là một sự kiện thôi. Như trước đây đã có nói những sự kiện không chứng minh gì cả les faits ne prouvent rien . Chứng minh luận cứ thì có màu sắc chủ quan trái lại không cố cưỡng đem sự thật để chứng minh gì cả đó là nhận xét khách quan. Vì thế óc khoa học có rất nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu trung ta nên phân biệt óc toán học và óc thực nghiệm. Người có óc toán học esprit mathematique thì ưa lí luận ưa chứng minh người có óc thực nghiệm esprit exprerimenta thì trái lại không tin nơi lí luận mà chỉ dùng thực nghiệm làm nền tảng cho sự hiểu biết của mình. Thực ra hai khuynh hướng ấy không phải ngược nhau mà thường bồi bổ cho nhau. Các bậc vĩ nhân trong giới khoa học như Henri Poincare tự mình vưa làm một nhà toán học đại tài vừa cũng là một nhà vật lí học đại tài ông không chịu hạn chế mình trong khu vực một khoa học nào cả. Nhà toán học cần phải nhận thấy rằng đời rất là phức tạp và những vấn đề nhân sinh không thể nằm ngoan ngoãn trong hình thức của những phương trình toán học. Còn nhà sinh vật học cũng phải biết nhìn lên trên những hình thức phức tạp của các giống sinh vật cây cỏ và thú vật để tìm lấy một ý nghĩa chung của sự vật trên đời tìm mà hiểu biết và chứng minh. Bởi thế tinh thần khoa học đời hỏi nơi ta một học vấn khá cao về toán học và biết rành rẽ những phương pháp thực nghiệm. Nhưng ở đây cái phẩm quí hơn cái lượng cũng như bất cứ trong các vấn đề liên quan đến văn hóa. Sự học vấn của ta nên chú trọng về bề sâu hơn bề rộng. Hình học sở đẳng cũng đủ cho ta ý niệm được thế nào là một luận chứng. Không có gì giúp ta thấy rõ cách cấu tạo một khoa học khít khoa bằng một quyển hình học. .